-
TP.HCM: Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm -
Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền? -
Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng” -
Princess’s Manor - Làn gió mới mang hơi thở Nhật Bản tại xứ Thanh -
Cần Thơ mời gọi đầu tư khu nhà ở xã hội cho công nhân, vốn 186 tỷ đồng -
Bình Định đẩy nhanh tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội -
Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đô
Branded Residences - loại hình căn hộ và biệt thự mang thương hiệu quốc tế hay còn gọi là “bất động sản hàng hiệu” là phân khúc cao cấp bậc nhất, được bảo chứng bằng tên tuổi của một tập đoàn, mà uy tín và chất lượng dịch vụ đã được đa số công chúng công nhận. Đó có thể là những thương hiệu quen thuộc trong ngành khách sạn và lưu trú như Marriott, Four Seasons, Hyatt… hoặc các ông lớn thời trang như Armani, Ellie Sabb… thậm chí cả trong lĩnh vực ô tô như Porsche và Aston Martin.
Theo thống kê của Savills, giá thành bình quân trong phân khúc này thường cao hơn bất động sản khác 31%, thậm chí tới hơn 90% như ở Serbia hay 150% như ở Kazakhstan. Sau một thập kỷ tăng trưởng ở mức 170%, năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận con số tăng trưởng kỷ lục của phân khúc bất động sản xa xỉ này, bất chấp kinh tế thế giới ảm đạm bởi đại dịch.
Branded Residences sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới |
Lợi cả ba đường
James Snelgar, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại YOO, thương hiệu sở hữu 52 dự án Branded Residences hoạt động toàn cầu nhận định, chưa bao giờ thế giới lại có sự nhận thức sâu sắc về thương hiệu như hiện nay. Và lợi thế lớn nhất của công thức kết hợp giữa chủ đầu tư và thương hiệu quản lý quốc tế chính là sự công nhận tức thời từ phía khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư và cả công chúng: khi họ thấy cái tên Marriott hay Hyatt, họ biết rằng sẽ mua được một bất động sản chất lượng. Nói cách khác, mọi bên tham gia vào mô hình Branded Residences đều là người thắng cuộc.
Đối với nhà đầu tư, danh tiếng của thương hiệu giúp bất động sản được định giá cao hơn và tận dụng được luôn dữ liệu khách hàng tiềm năng có sẵn của thương hiệu kết hợp.
Đối với thương hiệu, đặc biệt là các tên tuổi trong ngành dịch vụ khách sạn, việc đa dạng hóa sản phẩm giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng khốc liệt, lên kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận lâu dài (điều mà việc cho khách thuê theo ngày, ngắn hạn vốn không cho phép), và trở nên gắn kết hơn với khách hàng của mình – giờ đây đã là chủ sở hữu các bất động sản.
Còn cư dân tại Branded Residences, vốn là những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, việc mua một ngôi nhà phục vụ cho lối sống độc quyền, tách biệt và an ninh nghiêm ngặt tại những địa điểm đắc địa là chuyện không quá khó hiểu. Chủ sở hữu biết rằng, “nhà” của mình luôn được chăm chút cẩn thận kể cả khi không sử dụng, hoặc bất cứ khi nào có nhu cầu phát sinh, họ đều được phục vụ với những dịch vụ, tiện nghi cao cấp nhất.
Sự quan tâm đặc biệt của khách hàng châu Á và Việt Nam
Tại châu Á, mô hình Branded Residences bắt đầu được biết đến khi khu nghỉ dưỡng do Aman mở mang tên Amanpuri tại Thành phố Phuket, đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, châu Á vẫn luôn là thị trường Branded Residences tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu với hàng loạt cái tên nổi tiếng như The Residences Mandarin Oriental tại Bali, YOO8 tại Kuala Lumpur hay Armani Century Spire tại Manila…
Theo nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn tư vấn C9 Hotelworks, cứ 3 dự án Branded Residences trên thế giới lại có 1 dự án tại châu Á. Theo đó, từ nay tới năm 2025, sẽ có 79 dự án đi vào hoạt động, cung cấp ra thị trường hơn 16.000 căn hộ, biệt thự đẳng cấp. Thái Lan dẫn đầu làn sóng với 30 dự án, theo sau là Philippines với 12 dự án và Việt Nam với 8 dự án.
Theo đại diện IFF Holdings, Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu thế giới về tỷ trọng phân khúc Branded Residences trong tổng số các dự án bất động sản mới trong thời gian tới. Các nhà phát triển Branded Residences sẽ hướng tới các địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển bằng xe hơi từ các thành phố lớn như Hồ Tràm, Đà Lạt, Phan Thiết…
Cùng với Thái Lan, Việt Nam có cơ cấu các nhà đầu tư vào thị trường Branded Residences rất đa dạng, trong đó các thương hiệu không nằm trong phân khúc xa xỉ chiếm gần một nửa (48%) số dự án đã hoàn thành hoặc đang chuẩn bị chào bán. Điều này được lý giải là do đặc thù của một thị trường du lịch, lưu trú nổi tiếng đã buộc các khu nghỉ dưỡng phải đa dạng hóa phân khúc giá để thu hút thêm khách hàng quốc tế.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương nhận định, đối với các thị trường có sự cạnh tranh cao trong phân khúc nhà ở và người mua đang ngày một kỳ vọng vào các mô hình sản phẩm mới và khác biệt như Việt Nam, thì Branded Residences đang mở ra nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư bởi tính gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao trải nghiệm, cũng như mang lại chất lượng và giá trị lâu dài cho chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp địa ốc “tìm nhau” để phát triển dự án -
Dự cảm không lành về bất động sản vùng ven Hà Nội -
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
TP.HCM: Bỏ điều kiện về quy hoạch trong dự thảo quy định tách thửa -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
HoREA hiến kế gỡ vướng 8.808 hồ sơ nhà đất tại TP.HCM
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững