-
Giá bất động sản Việt Nam tăng nhanh hơn cả Mỹ, Úc, Nhật Bản -
TP.HCM ra tiêu chí giao đất công xen kẹt, gỡ vướng hàng trăm dự án bất động sản -
Nhà đầu tư rót tiền vào khách sạn hạng sang -
Bộ Xây dựng đề xuất gói vay mới cho nhà ở xã hội, lấy vốn từ trái phiếu Chính phủ -
Tập đoàn CNT chuyển nhượng dự án khu chung cư tại Bình Định cho công ty con -
Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải Đảo -
Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”?
Khi các kênh đầu tư trở thành “ma trận”
Chỉ 4 nền kinh tế trên toàn thế giới đạt mức tăng trưởng dương năm 2020, theo nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại báo cáo Triển vọng kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) vừa được công bố. Đây có thể được coi là nhận định ngắn gọn, nhưng bao quát nhất về tác động của Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu.
Covid-19 tác động bao trùm hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, đến từng người dù nam - nữ, già - trẻ, mọi lứa tuổi, ngành nghề, tôn giáo… Tất cả đều chậm lại một hoặc nhiều nhịp so với trước khi Covid-19 xuất hiện. Lần đầu tiên, mọi tiên đoán, mọi hoạch định trở nên thiếu chắc chắn. Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính cẩn trọng hơn trước các dự báo của mình.
Khi nhìn lại các kênh đầu tư, những nhà đầu tư sành sỏi nhất cũng trở nên hoang mang. Sự bất định của các kênh đầu tư như một ma trận bủa vây, phản ánh tâm lý bất an bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Yuwa Hedrick-Wong, cây bút bình luận kinh tế cao cấp của Forbes Asia, giảng viên thỉnh giảng tại trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhận định, cả nhân loại đang đứng trước một thời đại âu lo và tâm lý phòng thủ bao trùm toàn bộ nền kinh tế.
“Trong từ điển, định nghĩa của lo lắng là trạng thái e sợ về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Đây chính là trạng thái cảm xúc dẫn đến hành vi phòng ngừa rủi ro có vẻ xung đột với nhau đang diễn ra trên thị trường. Và việc giá vàng gia tăng đáng kinh ngạc có thể không chỉ là hành vi tìm kiếm sự an toàn tương đối, mà còn là một kiểu bảo vệ chống lại sự sụp đổ tiềm tàng của toàn bộ hệ thống tiền tệ”, Yuwa Hedrick-Wong bình luận trên Forbes hồi tháng 11/2020.
Theo đại diện của IFF Holdings, quan điểm đầu tư “không bỏ trứng vào cùng một giỏ” vẫn luôn đúng trong nhiều hoàn cảnh. Thế nhưng, bỏ trứng vào những giỏ nào ở thời điểm này là câu hỏi không ai dám đưa ra câu trả lời chính xác, bởi Covid-19 khiến mọi tiên đoán dễ dàng bị mất tác dụng chỉ trong tích tắc.
Cửa sáng cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Tuy nhiên, ngay tại Việt Nam, có một thực tế rất đáng lưu tâm. Trong khi tất cả các kênh đầu tư khác đều bộc lộ những hạn chế và rủi ro cao, thì bất động sản vẫn chứng minh sức hấp dẫn của một “chiếc giỏ” ổn định được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến mới đây của Vnexpress, trong các kênh đầu tư: bất động sản, vàng, chứng khoán, USD, gửi tiết kiệm… thì bất động sản đang là kênh được nhiều người lựa chọn nhất với gần 40% số phiếu bầu, chiếm tỷ lệ áp đảo so với các kênh đầu tư còn lại. Mặc dù con số này chỉ mang tính ước lượng nhưng cũng phần nào phản ánh tâm lý chung của nhà đầu tư Việt trong bối cảnh thị trường đầy bất ổn như hiện tại.
Khi các kênh đầu tư khác như ma trận bủa vây, bất động sản nghỉ dưỡng trở thành lựa chọn sáng giá với các nhà đầu tư Việt. |
Với kinh nghiệm tư vấn đầu tư trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là bất động sản, IFF Holdings cho rằng, tâm lý đổ tiền vào bất động sản của nhà đầu tư thời điểm này không có gì khó hiểu. Trong tâm lý của người Việt, đầu tư cho bất động sản vẫn luôn là kênh tích trữ tài sản hiệu quả khi mà giá trị chỉ có tăng mà chưa bao giờ giảm, vừa có thể sử dụng làm nơi ở, vừa có tính kế thừa cho thế hệ sau.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, dù du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhưng trên thực tế, bất động sản nghỉ dưỡng lại vẫn được đánh giá là kênh đầu tư đầy triển vọng.
“So với các phân khúc khác, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn có tiềm năng cao nhất về khả năng sinh lợi. Đặc biệt, chúng ta nằm trong một đất nước có khả năng phát triển tốt năng lực cạnh tranh du lịch. Giá bất động sản du lịch Việt Nam hiện vẫn ở ngưỡng thấp so với tiềm năng phát triển. Việc Việt Nam nằm trong 4 nước đạt được mức tăng trưởng dương năm 2020 theo nhận định của IMF cũng khiến các nhà đầu tư an tâm hơn trước quyết định rót tiền vào loại hình bất động sản này”, Chuyên gia từ IFF Holdings cho hay.
Tuy nhiên, theo đại diện của IFF, hiện tại không có chỗ cho đầu tư lướt sóng, chỉ có tầm nhìn dài hạn và linh hoạt trong việc điều phối hoạt động đầu tư. Trong cuộc đua dài hạn, thương hiệu chính là yếu tố quan trọng, bảo chứng cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Đó là lý do mà thời gian vừa qua, branded residences - loại hình căn hộ và biệt thự mang thương hiệu của các tập đoàn quản lý khách sạn, resort quốc tế dần được nhiều nhà đầu tư chú ý nhờ đảm bảo được hai yếu tố: nơi bảo toàn nguồn vốn hiệu quả và khả năng thúc đẩy thị trường phát triển bền vững với sự tham gia của những nhà quản lý danh tiếng, giàu kinh nghiệm.
-
Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực nộp phương án phá dỡ phần sai phạm -
Nhà đầu tư nước ngoài với cuộc chơi bất động sản đỉnh cao -
“Nóng” bất động sản Tây Bắc Phú Quốc -
SHB "độc quyền" tài trợ vốn cho dự án D’le Roi Soleil -
Toong khởi công địa điểm mới ở khu vực Tây Hồ -
TTTM Vincom Center Nguyễn Chí Thanh sẽ được khai trương đúng ngày 20/11 -
Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 330 tỷ đồng xây dựng 3 khu tái định cư
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam