
-
"Trọn một góc trời Hạ Long" tại dinh thự mặt vịnh Monaco
-
Khoảng 800.000 tỷ đồng sẽ chảy vào bất động sản trong năm 2022
-
Cạn cung, bất động sản liên tiếp lập đỉnh giá mới
-
Thị trường bất động sản khởi động loạt thương vụ M&A “bom tấn” -
Tạm “khóa” chuyển mục đích, giá đất tại “thủ phủ” phân lô vẫn “dựng đứng” -
Bỏ khung giá đất có tác động đến giá nhà? -
Hải Phòng dành 433,19 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội trong năm 2022
Trình bày báo cáo dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030 tại kỳ họp thứ 6, HĐND TP.HCM khóa X, bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, giải quyết căn cơ về nhu cầu nhà ở cho người dân.
Quan điểm phát triển nhà ở của Thành phố là chuyển mô hình nhà ở từ thấp sang cao, tăng tỉ lệ nhà ở chung cư, ưu tiên phát triển dự án nhà ở tại các khu đô thị mới, hạn chế phát triển nhà ở tại nội thành.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng muốn tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê đối với phân khúc nhà ở giá rẻ nhằm phục vụ người có thu nhập thấp. Phát triển nhà ở đảm bảo đồng bộ và thống nhất với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển nhà ở cao tầng gắn với hệ thống giao thông ngầm, đường sắt trên cao tại khu vực trung tâm, khu vực nội thành.
![]() |
UBND Thành phố dự kiến vốn phát triển nhà ở đến năm 2025 là 566.995 tỷ đồng, đến năm 2030 là 956.900 tỷ đồng. Ảnh: Lê Toàn |
Theo dự thảo, Thành phố phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, diện tích nhà ở bình quân của toàn Thành phố đạt 23,5m2/người. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn 2021 - 2025 đạt 50 triệu m2 sàn, tương đương khoảng 367.000 căn nhà.
Giai đoạn này, Thành phố sẽ chủ trương phát triển nhà ở tại những khu vực dọc theo các điểm kết nối tuyến giao thông công cộng trọng điểm, các tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương; Metro số 3a Bến Thành - Tân Kiên. Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch để tạo lập, xác định rõ quỹ đất phát triển dự án nhà ở tại các quận nội thành.
Giai đoạn 2026 - 2030, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân mà Thành phố hướng tới là 26,5 triệu m2 sàn. Thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, tạo quỹ đất phát triển dự án các huyện ngoại thành, ưu tiên các dự án nhà ở giá rẻ, phục vụ người dân lao động đến Thành phố sống, làm việc.
Thành phố cũng dự báo nhu cầu nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 là 59 triệu m2 sàn; giai đoạn 2026 - 2030 là 57,5 triệu m2 sàn. Tổng nhu cầu nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 37 triệu m2 sàn, trong đó chủ yếu là nhu cầu của người thu nhập thấp, công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp tại Thành phố.
Về nhà ở thương mại, Thành phố xác định cần 37 triệu m2 sàn trong giai đoạn 2021 - 2030 để đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 107,5 triệu m2 sàn. Trong đó, tổng quỹ đất để phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 5.239 ha, trong đó nhu cầu nhà ở xã hội là 451 ha, nhà ở thương mại khoảng 4.788 ha.
Về nhu cầu vốn, UBND Thành phố dự kiến vốn phát triển nhà ở đến năm 2025 là 566.995 tỷ đồng, đến năm 2030 là 956.900 tỷ đồng.
Nguồn vốn dự kiến để thực hiện là từ vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, một phần nhỏ từ vốn ngân sách… Trong đó, nguồn vốn ngân sách để phát triển nhà ở xã hội dự kiến chiếm khoảng 10%, khoảng 3.770 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 và 8.640 tỷ cho giai đoạn 2026 - 2030.

-
Đà Nẵng: Bác thông tin chia tách huyện Hòa Vang do cò đất tung ra
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án ATC Resort Côn Đảo khởi công xây dựng trước khi được chấp nhận chủ trương đầu tư?
-
HoREA: Cần tháo gỡ ngay những vướng mắc, tranh chấp tại nhà chung cư bằng luật
-
Bất động sản Đà Nẵng: Phân khúc nào sẽ bứt phá năm 2019?
-
Lãi vay mua nhà lên 13,5%/năm -
Bức tranh kinh tế Hội An năm 2019 có gì đáng chú ý -
Vấn đề của bất động sản Mỹ: Không xây đủ nhà mới -
Chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị -
Thương hiệu khách sạn Mikazuki "đặt chân" đến Đà Nẵng -
Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake đổi chủ -
TP.HCM: Tiến độ các dự án bất động sản chào bán năm 2018 giờ ra sao?
-
1 Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII
-
2 Chứng khoán VNDirect lo ngại về các khoản nợ trái phiếu 2.900 tỷ đồng của Kinh Bắc
-
3 Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng
-
4 Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
5 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng tổng thể năm 2022
-
Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục “VITA - Cho Con”
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam