
-
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới
-
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung -
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đại diện Tập đoàn Phú Cường cho biết, doanh nghiệp đã triển khai một dự án chung cư tại TP.HCM với quy mô 1.271 căn hộ. Quá trình hoàn thiện thủ tục diễn ra trong vòng 4 tháng và hoàn thành sau 18 tháng xây dựng, giao nhà trong 2 năm.
Đây được xem là một trong những dự án có tốc độ hoàn thiện thủ tục, xây dựng và bàn giao nhanh nhất tại TP.HCM. Đồng thời, dự án vẫn được đánh giá cao về chất lượng.
![]() |
Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Phú Cường chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: VGP |
“Gần đây, lãnh đạo TP.HCM đã có những buổi lắng nghe chia sẻ của doanh nghiệp. Điều này giúp khơi dậy tinh thần của nhiều đơn vị, giúp đẩy mạnh quyết tâm thực hiện dự án nhanh chóng”, đại diện Tập đoàn Phú Cường chia sẻ.
Phía doanh nghiệp đánh giá rằng, quỹ đất tại TP.HCM không còn nhiều. Tuy nhiên, nhiều khu đất lại bị bỏ hoang thời gian dài vì vướng mắc pháp lý. Do đó, tập đoàn mong muốn có nhiều chính sách, cơ chế hài hòa, tinh giản thủ tục hành chính.
“Bộ Xây dựng có thể trình Chính phủ thí điểm việc áp dụng quy trình thủ tục nhanh gọn tại một số dự án. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể hoàn thiện thủ tục song song với việc xây dựng. Nếu Chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng lòng, chúng ta không chỉ làm được mà còn làm tốt hơn, nhanh hơn, mang lại lợi ích thực sự cho xã hội”, đại diện Tập đoàn Phú Cường bày tỏ.
Tại hội nghị, Tập đoàn Nam Long cũng đã thể hiện quyết tâm xây dựng nhà ở xã hội bằng việc đăng ký thực hiện 60.000 căn từ nay tới năm 2030 tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Long An.
Tuy nhiên, để gia tăng nguồn cung và đẩy mạnh xã hội hóa chương trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn từ doanh nghiệp và cộng đồng, phía Nam Long đề xuất Nhà nước cần có các cơ chế tạo động lực, bao gồm:
Một là chỉ nên tiến hành thẩm định và duyệt giá bán trong một lần. Đây là vấn đề khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi triển khai nhà ở xã hội tại TP.HCM và Cần Thơ.
Hai là về quỹ đất, Nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp bằng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sẵn đất, việc thực hiện thẩm định giá cần sát với giá thị trường.
Ba là đưa ra các định mức phí đúng chuẩn, phù hợp với thực tế thị trường. Hiện phí bán hàng của doanh nghiệp chỉ ở mức 2%. Trong khi đó, mức phí thực tế lên tới 5 - 8 %, thậm chí cao hơn.
“Đối với cấp bộ, ngành, Chính phủ nên có một ban chỉ đạo liên bộ, có tính liên thông cao, đủ quyền hạn giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai”, đại diện Nam Long kiến nghị.
-
Sức sống mới với Gemek Premium -
Sống xanh ở phía Tây Hà Nội -
Nhà ở xã hội Đặng Xá xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp -
BIC và Tiền Phong liên danh đầu tư dự án nhà ở kết hợp bãi đỗ xe tại quận Bắc Từ Liêm -
Vinhomes Skylake ra mắt tòa căn hộ cuối cùng -
The EverRich Infinity: Căn hộ “mặt phố” cho người thành thị -
Soi nội thất 5 sao trong căn hộ Panorama Nha Trang
-
Shanghai Electric thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Masdar và Mawarid
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
OTOKI ra mắt video "Jin Ramen Campaign" với sự tham gia của Jin từ nhóm nhạc BTS
-
WEPACK Đông Nam Á 2025 sẽ ra mắt tại Indonesia
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh