-
Điểm đến sầm uất thay đổi bộ mặt thương mại - du lịch Đông Hà, Quảng Trị -
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững -
The Continental: Đẳng cấp từ 6 giá trị độc bản -
Sông Town - Bất động sản biển sở hữu lâu dài, viên kim cương quý giá bên Bãi Dài Cam Ranh -
D’Metropole Hà Tĩnh: Cất nóc thành công, khẳng định vị thế bất động sản cao cấp tại miền Trung -
Bài toán đầu tư condotel bền vững tại Đà Nẵng: Nghệ thuật của “vị trí” và “thời điểm” -
TP.HCM yêu cầu phá dỡ khẩn cấp chung cư Trần Hưng Đạo, Quận 5
Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai Dự án. |
Nút thắt mặt bằng
Nút thắt lớn nhất khiến Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” 23 năm qua chính là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, khi Dự án có tổng diện tích 300 ha, nằm ở hai địa phương là Quảng Nam và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép trên đất đã quy hoạch khiến việc triển khai Dự án càng khó khăn.
Thời điểm công bố quy hoạch (năm 1997), Dự án ảnh hưởng tới 4 khối phố, gồm Câu Hà, Tứ Hà, Ngọc Vinh và Tứ Ngân thuộc phường Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam). Nhưng một thời gian sau, tại khối phố Câu Hà và Tứ Hà, đã có 406 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất hoa màu và 3,9 ha đất bị chiếm dụng xây dựng trái phép. Cho đến nay, có hơn 2.300 hộ dân sinh sống tạm bợ trong khu quy hoạch Dự án Làng đại học Đà Nẵng thuộc địa phận thị xã Điện Bàn, gấp khoảng 10 lần so với năm 1997.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn thừa nhận, có thời điểm đã xảy ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng ồ ạt đất ở Dự án Làng đại học Đà Nẵng. Địa phương đã nỗ lực quản lý, tiến hành xử lý, kể cả khởi tố hình sự, nên hiện trạng đất đai tại khu vực Dự án đã ổn định.
“Hiện nay, có khoảng 600 hộ chính thức ở địa phương bị ảnh hưởng bởi Dự án. Nếu giải phóng mặt bằng khu vực này, cần bố trí 3.155 lô tái định cư và cần phải có quỹ đất sạch khoảng 820 ha. Tỉnh Quảng Nam đã lên phương án quy hoạch khu đô thị phía Tây đường 607 để bố trí tái định cư cho dân bị ảnh hưởng của Dự án Làng đại học Đà Nẵng”, ông Hà thông tin.
Về phía Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cho biết, phần đất quy hoạch Dự án Làng đại học Đà Nẵng trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 38,95 ha. Diện tích chưa giải phóng mặt bằng là 71,05 ha. Khái toán tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 71,05 ha còn lại này được lập căn cứ theo mặt bằng giá đất năm 2019 của TP. Đà Nẵng là 1.201 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí đầu tư khu tái định cư khu vực TP. Đà Nẵng dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tái định cư phục vụ giải tỏa Dự án Làng đại học Đà Nẵng.
Được duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn
PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” nhiều năm do khó khăn về ngân sách, nhưng cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai.
Về việc trình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Đại học Đà Nẵng đã đề xuất 4 dự án, gồm Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Hòa Quý (Đà Nẵng); Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam); Dự án Xây dựng các công trình cấp thiết và Dự án Chuẩn bị đầu tư với phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020. Tháng 11/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn về phân bổ Kế hoạch Đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 thuộc nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Dự án Làng đại học Đà Nẵng được dự kiến bố trí vốn trong năm 2020 là 500 tỷ đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có Công văn số 5276 về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng đề xuất dự án vay vốn 100 triệu USD của Ngân hàng Thế giới đã được các bộ chức năng trình Chính phủ xem xét phê duyệt…
“Về tiến độ, đến nay, Đại học Đà Nẵng đã hoàn thành quy hoạch 1/2.000 trình Bộ Xây dựng để Bộ lấy ý kiến, trình Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho gói kinh phí 500 tỷ đồng, trong đó, 400 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Đà Nẵng; 100 tỷ đồng để xây dựng các công trình cấp thiết. Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sẽ được thực hiện trong năm 2021. Đại học Đà Nẵng đang gấp rút xây dựng dự án đầu tư để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trong 2020 sẽ triển khai công tác giải phóng mặt bằng”, PGS-TS. Nguyễn Ngọc Vũ nói.
Đây là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia, quốc tế; được quy hoạch theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp xu hướng công nghệ 4.0.
-
Essensia Sky khẳng định sức hút từ pháp lý và đòn bẩy tài chính -
Khám phá Vaquarius Hyper Buildings - Toà nhà 5 trong 1 -
Bình Định phê duyệt giá đất Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc -
Căn hộ đồng giá 1,68 tỷ - “địa chấn mới” tại Thủ Dầu Một -
Đầu tư kinh doanh quốc tế đa phương thức - đa lợi nhuận tại Vinhomes Golden Avenue -
Truyền thông quốc tế đưa tin: Haus Da Lat mở ra kỷ nguyên mới của bất động sản Việt Nam -
UBND TP.HCM trình 22 dự án để thu hồi 17,64 ha đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Khách đi tuyến Metro số 1 sẽ có cơ hội nhận code giảm giá của Grab
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
- TTC AgriS liên tục được vinh danh top doanh nghiệp hoạt động quản trị công ty tốt nhất
- Chăm sóc sức khoẻ dễ dàng với FWD Bảo hiểm sức khoẻ trực tuyến
- Công bố Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam trong các ngành kinh tế trọng điểm
- Heineken Việt Nam cùng hành trình Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn