
-
Đà Nẵng thu hồi, tổ chức bán đấu giá đối với 44 cơ sở nhà, đất
-
Hòa Phát đặt mục tiêu có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới
-
Đại đô thị biển Vinhomes hấp dẫn khách hàng nhờ tiến độ thi công ấn tượng
-
Đà Lạt sẽ là đô thị phát triển du lịch quốc gia, có đặc trưng về di sản -
Mua nhà The Origami, hưởng ưu đãi lãi suất “khủng” tới hơn 3 năm -
Giàu tiềm lực, Bình Định được kỳ vọng thành “thung lũng Silicon” của Việt Nam -
Becamex IDC chuyển nhượng hơn 22.000 m2 đất Khu dân cư Mỹ Phước 3
Thông tin trên được ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó chủ tịch huyện Gia Lâm cho biết cùng các kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2019.
![]() |
Huyện Gia Lâm đã mang vóc dáng một đô thị lớn của Thủ đô |
Theo báo cáo của huyện Gia Lâm, 9 tháng đầu năm 2019, kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,58% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước tăng so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1.829 tỷ đồng, bằng 64% dự toán Thành phố và huyện giao.
Đáng chú ý, công tác xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả nổi bật. Đến nay, 20/20 xã thuộc huyện được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn 19 tiêu chí xã nông thôn mới. Nhiều nhóm tiêu chí nông thôn mới đạt kết quả cao như: 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng;… thu nhập bình quân đầu người đạt 53,8 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,47%.
Theo Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Thuần, năm 2018, Gia Lâm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2018. Huyện đang tiếp tục rà soát, đánh giá tiêu chí nông thôn mới nâng cao tại 20 xã từng bước theo hướng đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, trở thành phong trào rộng khắp thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị.
Về việc thực hiện đề án lên quận của huyện Gia Lâm, ông Thuần chia sẻ, theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội, các huyện như: Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng đều đang phấn đấu thực hiện mục tiêu trở thành quận chậm nhất vào năm 2025.
Theo đề án đầu tư, xây dựng huyện Gia Lâm thành quận đến năm 2025, huyện này phải đạt 27 tiêu chí. Đến nay, huyện đã hoàn thành 24/27 tiêu chí. Đối với 3 tiêu chí còn lại, huyện đặt mục tiêu đến năm 2021, Gia Lâm cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng các tuyến đường hạ tầng khung, hoàn thành tiêu chí về giao thông và các tiêu chí xây dựng huyện thành quận.
Đối với tiêu chí cân đối ngân sách, huyện sẽ thực hiện các thủ tục để xin cơ chế, huy động nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất và phần phân bổ ngân sách của thành phố cho đầu tư công.
“Huyện Gia Lâm đang tập trung tối đa các nguồn lực, phấn đấu chậm nhất đến năm 2022, huyện và các xã, thị trấn đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phường theo quy định”, ông Thuần khẳng định.

-
Thị trường bất động sản sớm phục hồi trong năm 2023 -
Sở hữu chung cư có thời hạn: Những câu hỏi cần giải đáp thỏa đáng -
Tái cấu trúc ngành bất động sản mới ở giai đoạn đầu -
Cần Thơ: Chậm thẩm định giá đất, chủ đầu tư gặp khó -
Doanh nghiệp tự cứu thanh khoản -
Quyền sở hữu nhà của cá nhân nước ngoài có gắn với quyền sử dụng đất? -
Chính thức đề xuất quy định mới về sở hữu nhà chung cư
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam
-
BAC A BANK ra mắt 2 dòng thẻ tín dụng mới, tặng “mưa ưu đãi” cho khách hàng
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam