
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Thành phố có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975, trong đó có 16 chung cư cấp D (với 14 chung cư được kiểm định vào giai đoạn 2016 - 2017) đang ngày càng xuống cấp. Tuy nhiên, tiến độ tái xây dựng chung cư cũ rất chậm vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do cơ chế.
Nhìn lại quá trình khởi động từ năm 2016 đến nay, hoạt động tháo dỡ, xây mới thay thế chung cư cũ hư hỏng nặng, nguy hiểm hiện mới dừng ở việc di dời, tạm cư cho người dân. Đơn cử, chung cư số 440 - đường Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5), dù đã xác định mức độ nguy hiểm là nhà cấp D, khả năng chịu lực không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, nhưng phải mất gần 6 năm sau khi UBND TP.HCM yêu cầu di dời khẩn cấp, chính quyền địa phương mới thuyết phục được người dân đồng ý dời sang nơi ở mới.
Đã có không ít ý kiến cho rằng, việc cải tạo chung cư cũ thậm chí còn khó hơn phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, nút thắt lớn nhất là vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, một số quyết định phải có sự đồng thuận của đa số hoặc toàn bộ người dân thì mới có thể triển khai.
Việc cải tạo chung cư cũ thường chia làm 2 nhóm. Một là xây dựng những căn hộ diện tích tối thiểu để đáp ứng cho việc bố trí tái định cư tại chỗ. Hai là xây dựng căn hộ thương mại diện tích lớn để thu hút khách hàng.
Đại diện một doanh nghiệp địa ốc từng tham gia xây lại chung cư cũ tại TP.HCM cho biết, nếu theo quy định trước đây, thì sau khi trừ mọi chi phí, gồm cả tiền hỗ trợ tạm cư, tái định cư và chi phí đền bù... lợi nhuận thu về rất thấp, nên doanh nghiệp không mặn mà. Doanh nghiệp cũng rất khó khi thực hiện cơ chế miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất với toàn bộ phần diện tích đất được giao trong phạm vi dự án do ngành tài chính chưa đồng thuận. Hơn nữa, hiện chưa có cơ chế xử lý đối với giá trị của phần diện tích xây dựng công trình phụ như hành lang, cầu thang, sàn mái…
Gần đây, vấn đề cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Luật Nhà ở 2023 điều chỉnh theo hướng chi tiết hơn, đồng thời luật hóa nhiều quy định liên quan tới tỷ lệ người dân đồng thuận, tới cơ chế ưu đãi đối với chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư…
Trong đó, chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với diện tích đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Ngoài ra, một trong những điểm đột phá trong quy định mới về cải tạo, xây mới chung cư cũ là Luật Nhà ở 2023 đã giải quyết được bài toán chung cư sau khi di dời, nhưng không đủ diện tích xây dựng dự án mới; đã cho phép thực hiện dự án xây dựng lại chung cư theo hướng quy gom (gom những nhà chung cư cũ thấp tầng vào một vị trí, để cải tạo, xây dựng một tòa nhà mới cao tầng, đủ chỗ ở cho dân cư của nhiều tòa chung cư cũ).
Kinh nghiệm trên từng được UBND quận 3, TP.HCM áp dụng khi xây dựng kế hoạch quy gom 43 khu chung cư trên địa bàn để xây lại 3 khu chung cư quy mô lớn, đủ để tái định cư trên địa bàn quận. Việc này vừa giúp tăng diện tích cây xanh, không gian tiện ích cho người dân, vừa giúp làm đẹp cảnh quan đô thị - đúng như nhận xét của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM: “Giải pháp trên khắc phục được tình trạng bỏ hoang tại các dự án tái định cư xây dựng tại vị trí khác, nhất là những dự án không đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh sống, chữa bệnh, học hành, kinh doanh…, dẫn đến người tái định cư không vào ở”.
Kỳ vọng rằng, cơ chế trên cùng kinh nghiệm mà TP.HCM có được sẽ tạo bước ngoặt, thúc đẩy kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã xuống cấp tới mức nguy hiểm tại Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác.
-
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin
-
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững
-
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất -
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ -
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park -
Công thức bảo toàn tài sản và sinh lời bền vững của Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Giải mã “cơn sốt” Boutique Gate Bình Minh - Hoàng Hôn - “Siêu bất động sản" mặt đường Trường Sa -
Ecolux City: Tâm điểm mới trong làn sóng đô thị hóa Bình Dương -
Đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”