-
Cần Thơ mời gọi đầu tư khu nhà ở xã hội cho công nhân, vốn 186 tỷ đồng -
Bình Định đẩy nhanh tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội -
Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đô -
Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New City -
Khám phá “thiên đường” quanh năm lấp lánh ánh vàng trên “đảo tỷ phú” Vũ Yên -
Bình Dương có thêm 2.000 căn hộ chung cư giá chỉ từ 1,23 tỷ đồng/căn -
Lâm Đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật quanh dự án nhà ở xã hội cho công nhân
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND TP.HCM về việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, giải quyết vướng mắc về bồi thường các căn hộ thuộc sở hữu nhà nước tại các dự án thực hiện trước thời điểm Nghị định số 101/2015/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Xây dựng cho biết, UBND TP.HCM cần đối chiếu từng trường hợp dự án cụ thể tại các thời điểm thực hiện dự án để xử lý.
Đối với trường hợp thực hiện trước Nghị định số 101 thì xử lý theo Nghị quyết số 34/2007. Theo đó, chủ đầu tư và các chủ sở hữu (trong đó có Nhà nước là chủ sở hữu các căn hộ thuộc sở hữu nhà nước) được thỏa thuận về việc bồi thường bằng tiền hoặc bồi thường bằng nhà ở khi thực hiện phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư.
Còn theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, trường hợp phần diện tích căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước mà trước đây Nhà nước chưa đưa vào phương án bồi thường thì nay phải lập phương án bồi thường bổ sung theo quy định của Nghị định số 69.
Do vậy, chủ đầu tư chỉ phải bồi thường cho Nhà nước đối với phần diện tích nhà, còn phần bồi thường tiền đất thì chủ đầu tư được miễn theo quy định của Nghị định số 69.
Tại TP.HCM có nhiều chung cư đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. (Ảnh: Việt Dũng) |
Liên quan đến vướng mắc trong công tác bồi thường căn hộ thuộc sở hữu nhà nước tại các dự án được thực hiện theo Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đề nghị TP.HCM đối chiếu từng trường hợp với quy định của Nghị định 69 để thống nhất với chủ đầu tư và phương án thực hiện.
Về điểm nghẽn trong công tác bồi thường phần diện tích nhà thuộc sở hữu chung, diện tích đất sử dụng trong nhà chung cư, Bộ Xây dựng cho rằng, nếu diện tích nhà, đất của dự án chưa đưa vào phương án bồi thường trước đây thì nay phải đưa vào theo Nghị định 69.
Tại điểm c khoản 1 Điều 21 của Nghị định 69 đã quy định về hệ số K điều chỉnh giá đất áp dụng khi xác định vị trí các dự án cụ thể, không quy định áp dụng hệ số K theo pháp luật về nhà ở. Do vậy, đề nghị UBND TP.HCM đối chiếu quy định hiện hành để thực hiện.
Về việc bồi thường phần nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước và việc miễn tiền sử dụng đất cho chủ đầu tư, Bộ Xây dựng cho biết, căn cứ khoản 2 Điều 25 của Nghị định 69, chủ đầu tư phải bồi thường cho Nhà nước phần diện tích nhà sử dụng chung và được miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích này. Thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Về việc dành quỹ nhà để abans theo cơ chế nhà ở xã hội tại các dự án cải tạo, xây dựng nhà chung cư, Bộ Xây dựng cho biết, trong phương án phê duyệt trước đây có nội dung về việc dành một phần diện tích nhà để bán theo cơ chế nhà ở xã hội.
Nhưng hiện nay chưa thực hiện thì các bên thực hiện theo quy định của Nghị định số 69 (chủ đầu tư không phải dành một phần diện tích nhà xây dựng mới để bán theo cơ chế nhà ở xã hội), trừ trường hợp các bên thống nhất vẫn tiếp tục thực hiện theo phương án đã được duyệt trước đây.
Cư xa Thanh Đa tại quận Bình Thạnh cũng nằm trong diện phải cải tạo, xây dựng lại. (Ảnh: Việt Dũng) |
Sau khi có văn bản giải đáp những vướng mắc của UBND TP.HCM, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ trên địa bàn; Lập danh mục các nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại đưa vào kế hoạch thực hiện của địa phương, làm cơ sở để triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại.
Khẩn trương tổ chức lập, phê duyệt lại quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại để các nhà đầu tư có cơ sở tham gia; hỗ trợ tái định cư khi tham gia đăng ký làm chủ đầu tư.
Ban hành các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư và ban hành hệ số K bồi thường tại các khu vực, vị trí có nhà cần cải tạo, xây dựng lại để người dân biết khi tham gia lựa chọn chủ đầu tư.
Lập phương án, dự kiến các địa điểm để bố trí chỗ ở tạm thời phục vụ xây dựng lại trên địa bàn theo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt.
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành và người dân đang sinh sống tại các khu vực có nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại để tạo sự đồng thuận và sự tham gia rộng rãi của người dân…
Ngay sau khi nhận được đề nghị của Bộ Xây dựng, ngày 16/5, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các nội dung mà Bộ Xây dựng đưa ra.
-
Doanh nghiệp địa ốc “tìm nhau” để phát triển dự án -
Dự cảm không lành về bất động sản vùng ven Hà Nội -
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
TP.HCM: Bỏ điều kiện về quy hoạch trong dự thảo quy định tách thửa -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
HoREA hiến kế gỡ vướng 8.808 hồ sơ nhà đất tại TP.HCM
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi