-
Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2025 sẽ “trưởng thành” hơn -
Phân khúc căn hộ chung cư “khuấy đảo” thị trường Đà Nẵng -
KCN Việt Nam: Dấu ấn phát triển bền vững -
Bất động sản công nghiệp 2025: Cơ hội cho khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ -
Bình Dương: Thêm 3 dự án bất động sản được “gỡ vướng” tiền sử dụng đất -
Giá nhà khó giảm trong năm 2025
Giá trị mang lại từ chuyển đổi số là không thể phủ nhận, nhưng lại ít doanh nghiệp bất động sản Việt Nam dám mạnh tay đầu tư, hay đầu tư thất bại. Lý do vì đâu?
Nhu cầu chuyển đổi số ngành địa ốc có khởi sắc nhưng còn nhỏ giọt
Đặc thù của giao dịch ngành bất động sản thường diễn ra theo phương thức truyền thống, vì mặt hàng có giá trị lớn, cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định, cùng với yêu cầu khắt khe về mặt pháp lý, sự phức tạp về giấy tờ, thủ tục càng khiến cho việc triển khai giao dịch số càng trở nên khó khăn.
Theo Batdongsan.com, từ 2020, các trải nghiệm mua nhà đã bắt đầu tiến vào số hoá. Đặc biệt, dưới bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra, nhu cầu dịch chuyển từ phương thức kinh doanh truyền thống sang mô hình số hoá tăng cao, đáp ứng hai nhu cầu.
Một là, lượng người đầu tư vào bất động sản tăng mạnh (theo báo cáo CBRE Việt Nam 2021). Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh doanh bất động sản tăng mạnh (tăng 44,8%), buộc doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi cơ cấu vận hành để đáp ứng kịp thời nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của thị trường.
Hai là, nhu cầu xây dựng tính minh bạch trong quy trình dịch vụ, rút ngắn thủ tục, tối ưu chi phí quản lý và vận hành,… để đáp ứng trải nghiệm trực tuyến của người dùng trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách.
Nhu cầu ngành bất động sản tăng cao và ngày càng đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp bất động sản phải chú trọng đầu tư vào công nghệ để thời gian thay đổi là ngắn nhất, quy mô thay đổi là toàn diện nhất, từ đó tạo ra giá trị tốt nhất cho cả doanh nghiệp bất động sản và người mua.
Trên thực tế, ngành bất động sản và xây dựng tại Việt Nam có bước chuyển đổi số tương đối chậm so với các ngành khác.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ứng dụng công nghệ hay chuyển đổi số vào ngành bất động sản tại Việt Nam còn khá mông lung. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện được một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi số, mức độ áp dụng công nghệ chỉ ở mức 37%. Thậm chí có một vài doanh nghiệp còn bỏ cuộc do chuyển đổi số thất bại nhiều lần.
“Xốc lại” cuộc chơi ngành bất động sản
Các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản đều nhận thấy rõ vị thế quan trọng của chuyển đổi số cũng như giá trị mà chuyển đổi số mang lại, nhưng mức độ triển khai chuyển đổi số thấp hoặc có triển khai nhưng thất bại nhiều lần.
Có hai nguyên nhân lý giải cho việc này. Một là vì quá trình chuyển đổi số còn gặp nhiều rào cản, thách thức từ đặc thù ngành. Trong đó, việc phải thay đổi cả mô hình kinh doanh và quản trị khiến nhiều doanh nghiệp còn e ngại trong việc đầu tư vào công nghệ số.
Hai là việc tìm kiếm một đối tác chiến lược triển khai chuyển đổi số lành nghề, thiện chiến phù hợp, đủ am hiểu về đặc thù ngành, sẵn sàng về mặt công nghệ để quy trình chuyển đổi số thần thần tốc nhất, toàn diện nhất với kinh phí hiệu quả nhất.
Áp lực số hoá có thể sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để bứt phá thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh mới.
Theo các chuyên gia tài chính, đầu tư phát triển bất động sản - xây dựng được xem là nhóm ngành phức tạp với nhiều quy trình vận hành quản lý; từ các hạng mục xây dựng chi tiết cho đến tất cả các hợp đồng liên quan đến những nhà thầu từ thầu chính, cho đến thầu phụ đều cần chi tiết dòng tiền, chi phí, thời gian thi công, bán hàng và kinh doanh… Vì thế, việc áp dụng công nghệ tốt nhất phải toàn diện và quy mô từ khâu xây dựng, hạ tầng, cho đến khâu tiếp thị, bán hàng cho đến vận hành hệ thống.
Cũng có tín hiệu vui rằng, gần đây đã có những doanh nghiệp lớn, có hệ sinh thái ổn định, điều kiện tài chính tốt đã áp dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và kinh doanh hiệu quả.
Điển hình là hợp tác giữa “ông trùm” Đất Xanh Group và Tập đoàn công nghệ FPT khi bắt tay ký kết thực hiện chuyển đổi số toàn diện, dự kiến kiện toàn khung xương sống vận hành của hệ sinh thái gần 90 công ty thành viên thuộc Đất Xanh Group.
Chia sẻ bởi ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh cho biết: “Tôi kỳ vọng vào sự hợp tác giữa Tập đoàn Đất Xanh và FPT trong công cuộc chuyển đổi số mà tôi cho là toàn diện và quy mô nhất. Công nghệ vẫn luôn là chìa khóa quyết định cho mọi cuộc chuyển mình quan trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh thời đại 4.0. Tôi tin rằng, sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống Tập đoàn sẽ là sức mạnh tổng hòa giúp Đất Xanh thay đổi toàn diện, vươn tới khát vọng trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân hùng cường của Việt Nam trong tương lai”.
Sự kiện ký kết “Khát vọng hùng cường - Vững bước tương lai” bắt tay triển khai công cuộc chuyển đổi số toàn diện giữa Đất Xanh và FPT diễn ra vào ngày 30/12/2021.
-
Khởi động “kỷ nguyên vươn mình”, nhà đầu tư đồng loạt tiến quân về khu Đông Bắc -
Nghệ An giao gần 200.000 m2 đất xây dựng khu đô thị tại TP. Vinh -
Bình Dương: Từ thủ phủ công nghiệp đến đô thị văn hoá, giải trí -
Đề nghị cấp sổ cho 30 ha tại Khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hòa 1 -
Villa Vinhomes Golden Avenue: Tài sản truyền đời, “mua 1 được 2” của giới nhà giàu Móng Cái -
Riêng tư nhưng vẫn kết nối - Không gian đặc biệt chỉ có tại The Orchard -
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà Lạt
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Đón Tết Nguyên Đán 2025 rực rỡ tại Hoiana Resort & Golf, khu nghỉ dưỡng phức hợp tốt nhất thế giới
- Coway thông báo mở rộng chính sách chia lợi nhuận cho cổ đông
- Công ty TNHH Sản phẩm Công nghiệp Toshiba Asia đạt Giải thưởng GOOD FACTORY 2025
- TPIsoftware nâng tầm chiến lược hợp tác của Lion Travel với nền tảng tiếp thị liên kết