
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát
Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Vietnam) vừa cho biết, lượng giao dịch bất động sản toàn cầu trong QIII/2016 ghi nhận mức tăng nhẹ khi mà thị trường đang dần lấy lại đà tăng trưởng trước khi bước vào giai đoạn cuối năm.
Với những cuộc đàm phán về Brexit ở Anh, cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ, cổ phiếu Deutsche Bank rớt xuống mức thấp nhất lịch sử, và việc Nhật Bản công bố thêm một gói kích thích tiền tệ, Quý III/2016 đã có khá nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế.
Mặc dù vậy, thị trường bất động sản toàn cầu vẫn trụ vững trong giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Chín, và vẫn có khả năng đạt được tổng lượng giao dịch cả năm ở mức 610 - 630 tỷ USD khi chúng ta bước vào quý cuối cùng.
Hoạt động đầu tư toàn cầu trong Quý III/2016 đạt 163 tỷ USD, chỉ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm 2015 và cao hơn 6% so với Quý II/2016. Qua đó, tổng giao dịch chín tháng vừa qua đạt 454 tỷ USD, thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm 2015.
![]() |
Lượng giao dịch bất động sản toàn cầu trong QIII/2016 ghi nhận mức tăng nhẹ khi mà thị trường đang dần lấy lại đà tăng trưởng trước khi bước vào giai đoạn cuối năm. |
David Green Morgan, Giám đốc Nghiên cứu thị trường vốn toàn cầu tại JLL cho biết: "Những bất ổn về chính trị, kinh tế và lợi suất trái phiếu toàn cầu lao dốc trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, nhưng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại như vậy, bất động sản lại trở thành kênh đầu tư hấp dẫn."
"Quan trọng nhất là hiệu suất của những thị trường lớn trong quý cuối cùng, đặc biệt là Anh, nơi luôn có những chuyển biến tích cực vào những tháng cuối năm."
"Mặc dù các biến động toàn cầu từ nửa đầu năm vẫn còn tiếp tục, chúng ta đang dần thấy được một bức tranh thực tế tích cực về những hoạt động cuối năm khi mà kết quả của Q3 tốt hơn so với dự kiến."
Arthur de Haast, Trưởng bộ phận Thị trường vốn quốc tế tại JLL, cho biết: "Chịu ảnh hưởng từ Brexit, thị trường bất động sản Anh đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về hoạt động đầu tư trong những tháng gần đây với các con số mới nhất cho thấy khối lượng giao dịch đã giảm đi khoảng 30% tính theo đồng nội tệ.”
"Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy một số nhà đầu tư quốc tế đã tận dụng lợi thế của việc điều chỉnh giá trị đồng Bảng Anh để thâu tóm các tài sản mà đặc biệt là ở London. Sẽ có những sản phẩm bổ sung được tung ra thị trường trong vòng vài tuần tới và đây sẽ là thước đo quan trọng về nhu cầu thị trường, khi mà các nhà đầu tư vẫn còn lượng vốn dồi dào và đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào bất động sản.”
Tổng quan về khu vực
Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA)
Châu Âu là khu vực duy nhất ghi nhận giảm tại mức 6% so với Quý II/2016 và giảm 16% so với Quý III/2015, đạt 53 tỷ USD. Dù vậy, khối lượng giao dịch tính từ đầu năm tỏ ra khá khả quan khi chỉ thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 160 tỷ USD. Thị trường Anh là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này, với lượng giao dịch giảm tới gần 30% tính theo đồng nội tệ. Tuy nhiên, nếu không xét đến nước Anh thì khu vực này lại cho thấy sự ổn định của thị trường so với cùng kỳ năm ngoái, khi mà Pháp và Đức có tốc độ tăng trưởng tương tự như năm 2015 và hoạt động đầu tư tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở Trung và Đông Âu, Hà Lan, Nga và Bắc Âu.
Châu Á Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chứng kiến sự phục hồi của các hoạt động đầu tư so với năm trước khi đạt mức 32 tỷ USD, tăng 3% so với Qúy III/2015 và tang 14% so với Qúy II/2016. Kết quả là tổng khối lượng giao dịch tính từ đầu năm đã đạt đến mức 86 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là thị trường năng động nhất trong quý với khối lượng tăng 40% so với Qúy III/2015 trong bối cảnh tăng trưởng về lượng giao dịch các danh mục đầu tư. Mặc dù đồng Yên đã tăng mạnh trong ba tháng qua, lượng giao dịch tại Nhật Bản vẫn không có nhiều nổi trội, thấp hơn khoảng 10% so với năm 2015 tính trong vòng chín tháng đầu năm. Ở những nơi khác, thị trường Úc vẫn sụt giảm khi mà nguồn cung vẫn còn thiếu hụt, trong khi đó Singapore lại là một thị trường đang hồi sinh với khối lượng tăng lên đến hơn 40% tính từ đầu năm nay.
Châu Mỹ
Mặc dù có một khởi đầu chậm chạp, song lượng giao dịch ở châu Mỹ vẫn tăng nhẹ trong Qúy III/2016, đạt mức 78 tỷ USD, tăng 2% so với Quý III/2015. Kết quả là, tổng lượng giao dịch của khu vực từ đầu năm nay đã đạt mức 208 tỷ USD, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động của thị trường Canada đã tăng lên đáng kể, ghi nhận mức tăng 12% so với Qúy II/2015, trong khi đó Mexico vẫn là điểm sáng ở Mỹ Latinh với gần 2 tỷ USD giá trị tài sản được giao dịch tính từ đầu năm 2016.
(*) David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu thị trường vốn toàn cầu JLL
-
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ còn nhiều dư địa phát triển -
Lý do chung cư ngày càng đắt đỏ; Chủ đầu tư nhà ở xã hội hiếm khi lãi đủ 10% -
Thị trường địa ốc TP.HCM phân hóa ngày càng rõ nét -
Trung tâm thương mại chật vật để tồn tại -
Mỗi mét vuông chung cư gánh cả chục loại chi phí -
Năm 2025, chung cư bình dân tăng giá mạnh hơn chung cư cao cấp -
Lợi nhuận chủ đầu tư nhà ở xã hội hiếm khi đạt đủ 10%
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư