
-
Sửa Luật Đất đai: Không cần tách bạch thu hồi hay tự thỏa thuận
-
Vì sao chủ đầu tư quyết không giảm giá dù bất động sản “ế” hàng
-
Đói vốn, kẹt thủ tục, doanh nghiệp bất động sản lo bị thôn tính
-
Ninh Thuận có 14 công ty đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản -
Săn cơ hội đầu tư bất động sản sau Tết -
Vận động 8 trường hợp có quyết định cưỡng chế thu hồi đất thuộc Dự án Champarama Resort & Spa -
Sôi động thị trường M&A khu công nghiệp
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhiều nút thắt chờ tháo gỡ
Trong quý III/2022, Sở Xây dựng TP.HCM đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn bán sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai cho 4 dự án với tổng cộng 2.144 căn, giảm 200% số dự án so với quý trước. Dự án được cấp phép mới trong quý chỉ có 2 dự án với quy mô 2.057 căn; 5 dự án nhà ở thu nhập thấp trong khu đô thị đang triển khai với quy mô 3.367 căn.
Lượng hàng tồn kho chiếm 66% tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường với khoảng 4.400 căn, cao nhất kể từ năm 2019. Trong đó, phân khúc hạng A và B chiếm tới 89% lượng tồn kho. Lượng giao dịch căn hộ trong quý III/2022 giảm 89%, xuống còn hơn 990 căn và tỷ lệ hấp thụ giảm 54% theo quý, thấp nhất kể từ năm 2019.
Số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, trong quý III/2022, nguồn cung bất động sản trên địa bàn thành phố vào khoảng 3.600 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các quý trước được tiếp tục chào bán ra thị trường, tập trung tại các quận Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, trong khi sản phẩm mới được chào bán rất hiếm.
Theo bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu thị trường Savills TP.HCM, tín dụng bất động sản bị “thắt” gây khó khăn cho cả chủ đầu tư dự án lẫn người mua nhà. Với người mua, khó tiếp cận vốn vay sẽ hạn chế việc tiếp cận nhà ở.
Về phía chủ đầu tư, để phát triển một dự án bất động sản cần lượng vốn lớn và xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm vốn chủ sở hữu, tín dụng ngân hàng, huy động từ các đối tác và người mua nhà, trong đó phần lớn đến từ vay ngân hàng. Do đó, nếu tín dụng bất động sản cởi mở hơn thì thị trường có thể sẽ tích cực hơn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện các doanh nghiệp bất động sản đều có chung quan điểm rằng, vướng mắc về pháp lý là vướng mắc lớn nhất với doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Nguyên nhân do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất, việc giải quyết vướng mắc pháp lý cần nhiều thời gian.
“Thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông, đang kéo dài thời gian thực hiện các dự án bất động sản. Với nhà ở thương mại khoảng 3-5 năm, thậm chí lâu hơn, làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holdings nói.
Cần sớm lấy lại niềm tin cho thị trường
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố. Các doanh nghiệp bất động sản đánh giá đây là động thái tích cực, kịp thời.
Thực tế là có đến khoảng 70% dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại bị vướng mắc pháp lý, nên quyết định được ban hành rất kịp thời, tác động tích cực ngay tức thì và có tính lan tỏa, giúp cho thị trường phần nào lấy lại niềm tin và ổn định một bước tâm lý khách hàng và nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, đây cũng được xem là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực tự cứu mình nhằm giữ chữ tín với khách hàng, đối tác và đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư và sản phẩm nhà ở hướng đến nhu cầu thực.
“Cộng đồng doanh nghiệp bất động sản rất phấn khởi đón nhận quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi kỳ vọng những vướng mắc, khó khăn sẽ sớm được tháo gỡ để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thị trường bất động sản là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11-13% GDP, liên quan đến hơn 35 ngành nghề thuộc hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở cho người dân”, ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc Công ty COPiHOME nói.
Là người đang có nhu cầu về nhà ở, anh Trần Trọng Nghĩa, nhân viên văn phòng tại TP.HCM, cũng cho rằng, việc thành lập Tổ công tác không chỉ mang lại niềm tin về một triển vọng tốt cho các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư đang “mắc kẹt” do vướng mắc về pháp lý, về nguồn vốn, mà còn lấy lại niềm tin của người mua nhà.
“Sau khi các khó khăn, vướng mắc được giải quyết, nguồn cung nhà ở chắc chắn sẽ tăng nhanh ở tất cả phân khúc, giúp kéo giảm giá bán và đem lại nhiều lựa chọn cũng như giải quyết được nhu cầu nhà ở cho nhiều đối tượng”, anh Nghĩa tin tưởng.

-
Ninh Thuận có 14 công ty đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản -
Doanh nghiệp địa ốc thận trọng ra hàng -
Hậu Giang chấp thuận chủ trương đầu tư 3 khu đô thị, vốn trên 1.800 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2023: Cơ hội đang ở phía trước -
Săn cơ hội đầu tư bất động sản sau Tết -
Bất động sản công nghiệp tiếp tục giữ vị thế “ngôi sao” -
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao