-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Việt cho biết, kỳ họp này, dự kiến sẽ xem xét 44 nội dung gồm 22 báo cáo và 22 nghị quyết.
Theo đó, HĐND Thành phố sẽ xem xét các báo cáo của UBND Thành phố: Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố Hà Nội;
Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách của thành phố Hà Nội năm 2022; dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2023; tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 của thành phố Hà Nội; báo cáo tài chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2021;
Công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố năm 2022; phương hướng nhiệm vụ năm 2023; kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2022; kết quả thực hiện kết luận của Chủ tọa phiên chất vấn, trả lời chất vấn và những cam kết tại kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố
HĐND Thành phố cũng xem xét, thông qua 22 nghị quyết: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Thành phố; dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2023 (gồm phân bổ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công năm 2023;
Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 ngân sách cấp Thành phố); tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2023; danh mục các dự án thu hồi đất; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 thành phố Hà Nội;
Phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố; thành lập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022; chương trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
Kỳ họp này, HĐND Thành phố cũng dành 1 ngày thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND Thành phố cùng đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm.
Trả lời báo chí về dự thảo quy định công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải có chỗ ở hợp pháp có diện tích bình quân tối thiểu 20m2, nếu nhà ở không có nguồn gốc sở hữu nhà nước, Trưởng Ban Đô thị HĐND thành phố Nguyễn Nguyên Quân cho biết, theo Luật Cư trú, công dân thuê nhà, mượn nhà, ở nhờ, muốn đăng ký thường trú trên địa bàn trên các tỉnh, thành phố phải có diện tích tối thiểu 8m2. Thẩm quyền thuộc về HĐND tỉnh, thành phố căn cứ Luật Cư trú, UBND dự kiến trình HĐND thành phố quy định về việc này.
Ông Quân nhấn mạnh: “Tại sao lại quy định là 8m2 hay 20m2…đây là thông tin trong quá trình nghiên cứu. Những nội dung này phải đăng tải công khai để xin ý kiến. Việc xin lùi thời hạn trình HĐND của UBND Thành phố là để đảm bảo đúng quy trình. Sau này có tính toán lại quy định về diện tích thì sẽ tiếp tục đăng tải công khai để xin ý kiến người dân”.
Liên quan việc chỉnh trang đô thị, lát đá vỉa hè, Trưởng ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân nêu, gần đây dư luận và báo chí rất quan tâm đến việc lát đá vỉa hè tại Hà Nội. Trước đây, việc lát đá thực hiện theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng, HĐND đã từng giám sát và yêu cầu UBND thành phố rà soát lại. Sau đó, UBND thành phố có ban hành bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng về lát đá vỉa hè.
Gần đây, một số đoạn vỉa hè có hiện tượng xuống cấp dù đã thực hiện theo quy chuẩn mới… HĐND đã yêu cầu UBND thành phố trong năm 2023 đánh giá lại chất lượng, hiệu quả để xem xét có tiếp tục hay không chủ trương lát đá vỉa hè.
Về việc triển khai thu phí vào nội đô, Trưởng ban Đô thị HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông là chiến lược có tầm nhìn dài hạn. Các biện pháp thực hiện có lộ trình theo từng bước. Việc thu phí phương tiện vào nội đô còn đang trong quá trình nghiên cứu và thành phố chưa đưa ra để thảo luận.
Ông Nguyễn Nguyên Quân cũng thông tin, nhiều ý kiến cho rằng nội dung này chưa phù hợp với thực tế hiện nay và thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu kỹ có giải pháp sát với thực tế.
Kết luận buổi họp báo, Phó chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Quý Tiên cho biết, tại kỳ họp sắp tới, ngoài những vấn đề trên, nhiều vấn đề dân sinh bức xúc mà dư luận và cử tri quan tâm như quản lý nhà thuộc tài sản công; giải pháp giảm ùn tắc giao thông; xử lý triệt để các dự án chậm triển khai sẽ được thảo luận kỹ, giám sát đến tận cùng…
-
Giải mã giá thuê kỷ lục 200 triệu đồng/tháng của căn hộ Marriott -
SLP khởi công xây dựng SLP Bắc Ninh Logistic -
‘Diện mạo’ đẳng cấp trước thềm bàn giao của khu compound cao cấp nhất khu Đông TP.HCM -
Ninh Thuận dự kiến kêu gọi đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội -
Không gian đô thị Đà Nẵng được định hướng ra sao trong Quy hoạch? -
Hải Phòng mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 1.900 tỷ đồng -
Nhu cầu mua nhà khởi sắc, giỏ hàng căn hộ của một tập đoàn đã tiêu thụ 70%
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế