-
Thừa Thiên Huế tăng cường quản lý, ngăn chặn hành vi thổi giá bất động sản -
Ninh Thuận tách thửa đất ở tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tối thiểu 40 m2 -
Sắp đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, huyện Hoài Đức -
Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi chính sách -
Chặn biến tướng phân lô bán nền -
TP.HCM thành lập tổ công tác giải quyết cấp sổ hồng các dự án nhà ở thương mại -
Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở
Những địa phương bị “chỉ tên”
Tính đến nay, NHS Trung Văn đang là dự án nhà ở xã hội đắt nhất tại Hà Nội, khi chào bán căn hộ với mức giá gần 20 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, con số trên không phải là vấn đề đối với người dân Thủ đô. Bằng chứng là việc số lượng người đăng ký mua đã vượt mức tối đa, chủ đầu tư đã buộc phải tổ chức bốc thăm với tỷ lệ chọi 1/9 để “lọc” bớt hồ sơ.
Tỷ lệ chọi khi bốc thăm mua nhà tại dự án NHS Trung Văn lên tới 1/9. Ảnh: Thanh Vũ |
Câu chuyện trên cho thấy “cơn khát” nhà ở xã hội, đặc biệt là các dự án ở khu vực nội thành, đang trở thành một vấn đề lớn đối với Hà Nội. Thực vậy, trong hội nghị triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, Hà Nội được Bộ Xây dựng đánh giá là một trong số những địa phương trọng điểm, mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư vẫn còn hạn chế so với mục tiêu của đề án đến năm 2025.
Cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết Hà Nội chỉ có 3 dự án, tương ứng 1.700 căn, đáp ứng vỏn vẹn 9% mục tiêu. Tuy nhiên, Thủ đô không phải là nơi duy nhất “chậm chân” trong cuộc đua nhà ở xã hội. Báo cáo của Bộ cho biết, TP.HCM cũng chỉ có 7 dự án, tương ứng 4.996 căn, đáp ứng 19%; Đà Nẵng có 5 dự án, tương ứng 2.750 căn, đáp ứng 43%. Thậm chí, một số địa phương còn không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay như Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Long An, Quảng Ngãi…
Bên cạnh đó, Hà Nội và TP.HCM cũng được Bộ Xây dựng “điểm tên” trong số những địa phương có số lượng đăng ký nhà ở xã hội hình thành trong năm 2024 ở mức thấp, bất chấp việc sức cầu neo cao. Cụ thể, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận lần lượt 1.181 căn và 3.765 căn. Một số khu vực khác cũng bị nêu tên như Đà Nẵng (1.880 căn), Cần Thơ (1.535 căn)...
Dẫu vậy, Hà Nội và TP.HCM vẫn được Bộ Xây dựng đánh giá là những địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như, khi hai thành phố này vẫn lần lượt sắp xếp quy hoạch được 608 ha và 412 ha. Các địa phương khác như Đồng Nai (1.063 ha), Long An (577 ha), Hải Phòng (471 ha) cũng được “tuyên dương” trong báo cáo.
Con đường hiện thực hóa 1 triệu căn nhà ở xã hội
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, việc triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, cần phải tập trung và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bộ Xây dựng |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
“Còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại đề án. Trong đó, có một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới. Ngoài ra, việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thanh Nghị cho biết.
Không chỉ vậy, Bộ trưởng Bộ Xây dựng còn thẳng thắn cho rằng, các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…
Dẫu vậy, không thể phụ nhận rằng các cơ quan ban ngành đều đang cố gắng tăng tốc để hiện thực hóa con số 1 triệu căn nhà ở xã hội. Chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn hộ. Trong đó, 71 dự án đã hoàn thành với quy mô gần 40.0000 căn; 127 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô gần 108.000 căn; 301 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 265.500 căn.
Theo đề án, phấn đấu đến năm 2030 tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành sẽ đạt khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ. Bộ Xây dựng kỳ vọng rằng, nếu các dự án đã được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư hoàn thành đúng thời hạn, cả nước sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu đề án đến năm 2025.
-
Đầu tư gì ở thành phố không ngủ? -
Doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng -
Nghịch lý cung-cầu bất động sản đang diễn ra như nào? -
Dự báo giá nhà sẽ còn tăng tiếp -
Kinh doanh bất động sản: Đặt cọc giữ chỗ có được xem là hành vi huy động vốn? -
Bất động sản thắng lợi trong thu hút vốn ngoại -
Bất động sản Quảng Bình có gì hấp dẫn nhà đầu tư?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinamilk 16 năm liền là Thương hiệu quốc gia nhờ chất lượng, sáng tạo và bền vững
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam