-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tái định cư đã từng bước đi vào nền nếp góp phần bảo đảm bảo trật tự, an toàn, cải thiện điều kiện ở và xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư và diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà tái định cư vẫn còn một số tồn tại hạn chế.
Cụ thể, việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư còn chậm, đến nay, mới đạt được 113/199 tòa chung cư. Công tác bàn giao kinh phí 2%, bàn giao hồ sơ, diện tích chung riêng, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống trang thiết bị của tòa nhà tái định cư, công tác quản lý vận hành nhà chung cư... của các đơn vị được giao quản lý quỹ nhà cho ban quản trị còn chậm và đạt tỷ lệ thấp;
Nhiều Ban quản trị đã được thành lập nhưng lại không tiếp nhận công tác quản lý vận hành của tòa nhà, không lựa chọn và không ký hợp đồng với các đơn vị quản lý vận hành để quản lý vận hành tòa nhà.
Bên cạnh đó, công tác bảo trì sửa chữa đối với nhà tái định cư của các đơn vị quản lý vận hành cũng còn chậm so với kế hoạch được giao và chưa đáp ứng yêu cầu, gây bức xúc cho cư dân.
Nhiều căn hộ đã bố trí cho các dự án chưa đưa vào sử dụng nhưng không thể điều chuyển cho dự án khác, do các chủ đầu tư thực hiện dự án GPMB chưa kết thúc để trả lại quỹ nhà cho Thành phố. Còn nhiều căn hộ đã có quyết định bán nhà nhưng các hộ dân chưa thanh toán tiền mua nhà và nhận nhà.
Đáng chú ý, nhiều diện tích kinh doanh dịch vụ tại các tòa tái định cư còn bị sử dụng sai mục đích, một số đơn vị nợ tiền thuê nhà, một số đơn vị cho thuê lại không đúng quy định, UBND Thành phố đã phải ban hành nhiều quyết định thu hồi, quyết định cưỡng chế để thu hồi các diện tích vi phạm.
Còn tồn tại khá nhiều diện tích kinh doanh dịch vụ để trống chưa đưa vào sử dụng, nhiều diện tích UBND Thành phố bố trí cho các đơn vị làm trụ sở không thu tiền thuê nhà đã làm giảm nguồn thu để thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 của UBND Thành phố Hà Nội.
Để kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập, UBND Thành phố Hà Nội giao các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền đảm bảo quản lý đồng bộ, chặt chẽ, sử dụng hiệu quả.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm, giải quyết tranh chấp trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư thương mại, khắc phục tồn tại hạn chế.
Trong đó, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các diện tích sinh hoạt cộng đồng được chuyển đổi từ diện tích kinh doanh dịch vụ tại nhà chung cư tái định cư theo quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.
Rà soát bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng, quỹ đất trống để xây dựng nhà văn hóa, hoặc quỹ nhà trên địa bàn quản lý để bố trí hoặc kết hợp sinh hoạt chung cho cụm dân cư đối với nhà chung cư tái định cư không có diện tích sinh hoạt cộng đồng theo thiết kế, và cũng không có diện tích kinh doanh dịch vụ để chuyển đổi mục đích...
Thành phố yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan có trách nhiệm căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao tại kế hoạch để triển khai, hoặc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện của ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý. Định kỳ 6 tháng và 1 năm, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện qua Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 199 tòa chung cư tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng; trong đó Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý 149 tòa (12 tòa thuộc quỹ nhà 30%), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội quản lý 20 tòa, Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở quản lý 30 tòa.
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tái định cư đã được các cấp, các ngành thành phố quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định pháp luật.
-
Hà Nội vẫn sẽ sử dụng bảng giá đất cũ để tính thuế đất -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt” -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
-
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chạy đua giải phóng hàng tồn kho -
Doanh nghiệp địa ốc tung chiêu hút khách hàng cuối năm -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội
-
1 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
2 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
3 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"