
-
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt”
-
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam -
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM -
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD -
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
![]() |
Tổng nguồn vốn các quỹ đầu tư vốn cổ phần tại châu Á–Thái Bình Dương tích lũy trong 10 năm gần đây |
Theo CBRE, năm 2014, tổng khối lượng quỹ đầu tư vốn cổ phần của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 14 tỉ USD, tuy thấp hơn mức kỉ lục 28 tỉ USD vào năm 2007 song vẫn là mức cao nhất tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC),.
Dự đoán, năm 2015 sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều biến chuyển tích cực cho hoạt động gọi vốn đầu tư, bao gồm đầu tư bất động sản, mặc dù không có nhiều tăng trưởng khối lượng đầu tư đáng kể so với năm 2013 và 2014 – vốn đã là hai năm vô cùng sôi động. Riêng năm 2014, khu vực châu Á- Thái Bình Dương có tới 42 quỹ đầu tư vốn cổ phần, tăng hơn hẳn so với những năm trước đó, nhờ vào nhu cầu không ngừng gia tăng của các nhà đầu tư nhằm tiếp cận khu vực này.
CBRE dự báo phần lớn các quỹ sẽ đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại khu vực trong năm tới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh số từ hoạt động gọi vốn nói chung lên mức 5%.vào năm 2015
Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là mục tiêu trọng điểm của các nhà đầu tư quốc tế, khi số lượng các nhà đầu tư mới tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa loại hình kinh doanh và đầu tư dài hạn tại khu vực này đang tăng lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đa quốc gia vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình đầu tư trực tiếp vào châu Á – Thái Bình Dương do nhiều thị trường vẫn còn thiếu minh bạch và bản thân họ cũng thiếu kinh nghiệm đối với khu vực này. Vì lý do trên mà các nhà đầu tư có xu hướng rót nguồn vốn vào các quỹ đầu tư mới thành lập.
Sự xuất hiện trở lại của các quỹ tài chính châu Âu, Bắc Mỹ
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư đến từ châu Âu và Bắc Mỹ hoạt động rất tích cực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua các quỹ đầu tư bất động sản cổ phần. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã tạm dừng hoạt động trong suốt thời kì khủng hoảng.
![]() |
Từ năm 2013 tới năm 2014, số lượng đầu tư theo mô hình bổ sung giá trị đã tăng gần 10 lần: từ mức 3% năm 2013, lên đến mức 28% năm 2014. |
Ông Nick Crockett, Giám đốc Điều hành, Bộ phận Tư vấn Thị trường vốn đầu tư, CBRE châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu hồi phục và tính thanh khoản của thị trường tăng đã giúp các hoạt động đầu tư bất động sản ngày càng tăng. Niềm tin của các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu đã phục hồi và nhiều nhà đầu tư đang rót vốn vào các khu vực ngoài biên giới quốc gia, trong đó có châu Á – Thái Bình Dương.”
“Chúng tôi nhận thấy, các nhà đầu tư ít tập trung vào các quỹ đầu tư cơ hội hơn giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, họ đang tập trung nhiều hơn vào việc xem xét khả năng gia tăng giá trị của nguồn vốn, đánh giá giá trị nguồn vốn về dài hạn và đa dạng hóa hạng mục đầu tư toàn cầu. Giá trị thặng dư không còn là động lực hàng đầu cho việc đầu tư vào châu Á – Thái Bình Dương,” ông Crockett bổ sung.
Nguồn vốn đổ vào các quỹ đầu tư cơ hội vì thế đã có sự sụt giảm nghiêm trọng, từ mức 93% tổng vốn đầu tư trong năm 2013, giảm xuống còn 57% tổng vốn đầu tư năm 2014. CBRE dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong suốt năm 2015.
Các nhà đầu tư tìm kiếm chiến lược gia tăng giá trị
Khi đầu tư tài sản nòng cốt tăng độ cạnh tranh, tỉ suất lợi nhuận khi đầu tư vào những loại tài sản này cũng sụt giảm rõ rệt, cho thấy độ an toàn và mức lợi nhuận cao hơn khi áp dụng chiến lược đầu tư gia tăng giá trị. Từ năm 2013 tới năm 2014, số lượng đầu tư theo mô hình bổ sung giá trị đã tăng gần 10 lần: từ mức 3% năm 2013, lên đến mức 28% năm 2014.
Lần đầu tiên, các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội rải vốn ra khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhằm đa dạng hóa danh mục rủi ro và giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc vào một loại tài sản hay một thị trường nhất định. Thêm vào đó, các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ châu Âu, mong muốn đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư góp vốn với các doanh nghiệp nội địa hoặc các quỹ đầu tư đã hoạch định rõ ràng chiến lược và phân khúc ưu tiên đầu tư.
Vào năm 2014, số lượng quỹ đầu tư mới thành lập tập trung vào một phân khúc và một quốc gia nhất định đạt 22 quỹ thì số lượng quỹ đầu tư ra toàn châu Á đã tăng lên đáng kể, từ mức 8 quỹ vào năm 2013, vươn lên chiếm 60% tổng khối lượng quỹ đầu tư, tương đương với 8,2 tỉ USD. Với xu hướng tái cân bằng danh mục đầu tư này của các nhà đầu tư, về dài hạn, CBRE dự kiến, nhiều quỹ đầu tư toàn châu Á, không giới hạn về thị trường hay phân khúc, sẽ tiếp cận và thâm nhập những thị trường đã phát triển của châu Á trong những năm tới.
Bài học từ giai đoạn trước Khủng hoảng tài chính thế giới
Sau khủng hoảng tài chinh thế giới, các nhà đầu tư đòi hỏi giải trình trách nhiệm cao hơn từ các nhà quản lý quỹ và từ đó, quản lý chặt chẽ vốn đầu tư.
Ông Crockett chia sẻ: “Sau khủng hoảng, các nhà đầu tư khôn ngoan và hiểu biết hơn. Họ liên tục tìm kiếm những quản lý quỹ có hồ sơ quản lý tốt và khả năng tìm ra những cơ hội đầu tư thu lời trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày một gia tăng và số lượng tài sản có chất lượng có phần hạn chế. Trước xu hướng này, quản lý quỹ toàn cầu và địa phương phải trang bị kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng là những nhà đầu tư. Thêm vào đó, khi mà hầu hết các quỹ đầu tư toàn châu Á tập trung chủ yếu vào thị trường thứ cấp, hiểu biết chuyên sâu về một thị trường hay một phân khúc riêng biệt sẽ được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực này.”
CBRE tiếp tục ghi nhận nhu cầu của các nhà đầu tư bất động sản, họ mong muốn hệ thống kiểm soát chặt chẽ và thông tin minh bạch hơn về tình trạng vốn đầu tư của họ. Các nhà quản lý quỹ có nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư: đầu tư trực tiếp (loại hình đầu tư thu hút lượng vốn đạt 12 tỉ USD vào năm 2014) hoặc đầu tư gián tiếp (loại hình đầu tư gia tăng rõ rệt độ minh bạch và tính thanh khoản, kèm theo nhiều lựa chọn bán tháo trước khi chấm dứt quỹ đầu tư).
-
Phú Thị Riverside - Bất động sản mặt sông tự nhiên hiếm có tại Thủ đô được giới đầu tư "săn đón" -
Điểm cộng pháp lý vững chắc giúp Vinhomes Grand Park tăng sức hút -
SGO Land hợp tác chiến lược toàn diện cùng Thành Đô Bắc Giang -
Vincom Shophouse Diamond Legacy - Chốn sống định danh vị thế của giới tinh hoa thành Vinh -
Quảng Ngãi đề xuất dừng chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 3.800 tỷ -
Hà Nội phê duyệt hồ sơ mời đầu tư 2 khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh -
Căn hộ, nhà phố trong khu đô thị Thủ Đức thu hút nhà đầu tư phía Bắc
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025