-
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng -
Nghệ An: Dự án Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai -
Cơ hội mới cho bất động sản nghỉ dưỡng -
Tiến độ ba dự án hưởng lợi từ điều chỉnh quy hoạch chung 1/10.000 Biên Hòa, Đồng Nai -
Ninh Thuận yêu cầu khẩn trương hoàn thành Dự án Sunbay Park Hotel & Resort -
Nút thắt pháp lý Aqua City, Izumi được tháo gỡ -
TUTA Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansio thuộc đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang
Chương trình "Xuân yêu thương" chào mừng gần 200 kiều bào về thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc, được tổ chức tại FLC Vĩnh Thịnh dịp Tết Bính Thân 2016 |
Chuyển đổi kinh tế là yêu cầu khách quan
Trước một số thông tin cho rằng, Dự án FLC Vĩnh Thịnh tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc triển khai khi chưa được phê duyệt, ngày 26/3, ông Bùi Minh Hồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường, UBND xã Vĩnh Thịnh để làm rõ về nội dung thông tin trên.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Kiều Văn Minh, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh khẳng định một số bài báo đã trích dẫn ý kiến của ông chưa xác thực.
Chẳng hạn, bài báo trích dẫn ý kiến của ông Minh thông tin rằng, tại FLC Vĩnh Thịnh, dự án giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động chỉ có vài lao động địa phương được nhận vào làm bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế, tại đây có 80% cán bộ, nhân viên là người địa phương đang làm việc.
Tại buổi làm việc, ông Bùi Minh Hồng cho biết, chủ trương đường lối của tỉnh Vĩnh Phúc và Trung ương đã nhấn mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là bắt buộc, trong bối cảnh ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh dự kiến sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi Việt Nam vào TPP.
Theo đó, tỉnh xác định lấy phát triển dịch vụ du lịch làm mũi nhọn và đang có những bước đi cụ thể để thực hiện chủ trương này, như vận động các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư xây dựng, phát triển du lịch địa phương.
“Một trong những dự án nếu đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi ích chung to lớn cho tỉnh là FLC Vĩnh Thịnh của FLC. Dự án nằm gần cầu Vĩnh Thịnh, cạnh Thủ đô Hà Nội. Tôi chưa đề cập đến lợi thế của nhà đầu tư, vì tất nhiên nếu không có lợi họ đã không làm. Tôi muốn nói đến lợi thế của tỉnh, huyện, xã và của người dân”, ông Hồng nhấn mạnh.
“Với chủ trương đầu tư như hiện nay, quy mô FLC Vĩnh Thịnh Resort giai đoạn 2 sẽ giống như khu du lịch Đại Nam của Bình Dương. Ở Đại Nam có hàng nghìn lao động, và nếu FLC thành công, họ sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân Vĩnh Phúc”.
“Chưa kể, dự án sử dụng hàng hóa đầu vào tại đây, khách du lịch đến đây tiêu tiền… sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương. Đó chính là phương cách tốt để cải thiện đời sống nhân dân”, ông nói.
Về trình tự pháp lý của dự án
Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 1 của dự án với 7,4 ha là đúng trình tự, và hiện hữu tại phần đất này là khu resort 5 sao FLC Vĩnh Thịnh giai đoạn 1.
Thủ tục pháp lý không bỏ qua bất kỳ khâu nào, và cũng chính vì thế mà dự án giai đoạn 2 bị chậm triển khai.
“Lẽ ra, dự án này đã được làm từ lâu, nhưng vì chưa giải phóng được mặt bằng, thủ tục chậm, nên đến giờ mới bắt đầu các bước triển khai”, ông Hồng nói.
“Đối với dự án Vĩnh Thịnh giai đoạn 2, xuất phát từ quy hoạch 1/2000 về phát triển du lịch của tỉnh, có một nhà đầu tư là FLC đã đề xuất nghiên cứu đầu tư. Và trên cơ sở xin ý kiến các cấp, ngành, tỉnh đã cấp chủ trương nghiên cứu khảo sát và đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Từ đây, nhà đầu tư bắt đầu nghiên cứu và viết dự án chi tiết”.
Cũng theo ông, trong quá trình triển khai các bước tiếp theo của dự án, lãnh đạo tỉnh muốn lắng nghe và cùng lãnh đạo xã, huyện tìm ra lời giải cho từng khúc mắc, băn khoăn của người dân.
Dẫn lời Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Hồng nhấn mạnh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đứng về phía người dân để phát triển kinh tế - xã hội. Và để có sự đồng thuận chung, lãnh đạo xã, huyện cũng phải đề xuất phương án cụ thể, giải quyết những khúc mắc còn lại của dân.
“Hoàn toàn không phải tỉnh phát triển kinh tế bằng mọi giá hay vì một doanh nghiệp nào. Ai mang tiền phát triển, đầu tư vào tỉnh, làm giàu cho người dân, chúng tôi đều chào đón. Ý kiến của một người dân chúng tôi cũng ghi nhận, nghiên cứu đề xuất, và tìm lời giải tốt nhất”, ông kết luận.
-
TP.HCM chính thức ban hành bảng giá đất, giá cao nhất 687,2 triệu đồng/m2 -
Nhà đầu tư nói gì về lô đất đấu giá 262 triệu đồng/m2 tại quận Hà Đông? -
Bằng tiền đất đấu giá Hà Đông, nhà đầu tư có thể mua được bất động sản nào khác? -
Nguồn cung bất động sản thiếu cân đối khiến người dân ngày càng khó sở hữu nhà ở
-
Thị trường nhà kho, nhà xưởng khởi sắc -
Giá chung cư khu vực phía Nam đang nóng dần -
Bảng giá đất TP.HCM chốt giá cao nhất; Nhà “không sổ" tại Nguyễn Tuân (Hà Nội) được đền bù bao nhiêu? -
Nhà đầu tư bất động sản lạc quan sau tin tức về cầu Tứ Liên -
Nơi nào có giá đất cao nhất Hà Nội? -
Bình Định giao dịch bất động sản chủ yếu vẫn là đất nền -
Chiều 19/10, TP.HCM sẽ tiếp tục họp cho ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"