-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Báo cáo của Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô - nhà đầu tư chuyên về bất động sản, khách sạn, văn phòng, cho thấy bức tranh tài chính kém tươi sáng.
Cụ thể, trong quý II/2024, mảng bán hàng và cung cấp dịch vụ mang về cho Hà Đô trên 158 tỷ đồng; trong đó, giá vốn bán hàng chiếm 87,7 tỷ đồng, còn lại 70,4 tỷ đồng là khoản lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt trên 90 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận của Hà Đô chỉ còn 82,8 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này cùng kỳ năm 2023 là trên 147,3 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Hà Đô đạt lợi nhuận hơn 175,3 tỷ đồng. Nhìn lại cùng kỳ năm 2023, Hà Đô đạt lợi nhuận gần 247 tỷ đồng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, dòng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2024 của Hà Đô đã bị sụt giảm 72 tỷ đồng so với cùng kỳ. Điều đáng nói, trong khi lợi nhuận sụt giảm, thì các khoản nợ lại có xu hướng gia tăng.
Báo cáo cho thấy, tại thời điểm ngày 1/1/2024, nợ phải trả của doanh nghiệp này ở mức hơn 2.800 tỷ đồng. Nhưng chỉ trong 6 tháng (hết ngày 30/6/2024), con số này đã vượt mức 3.000 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ ngắn hạn đang ở mức hơn 2.400 tỷ đồng, chiếm 80% số nợ phải trả.
Khoản thu ngắn hạn của Hà Đô gồm nhiều khách hàng là doanh nghiệp thành viên của tập đoàn này như: Công ty cổ phần Quản lý vận hành khai thác bất động sản Hà Đô, Công ty Quản lý và Kinh doanh bất động sản Hà Đô, Công ty Đầu tư bất động sản Bình An Riverside, Điện gió Hà Đô Thuận Nam, Công ty cổ phần Năng lượng Agrita Quảng Nam, Minh Long Sài Gòn, Công ty Za Hưng, Thủy điện Sông Tranh 4… Song, khoản thu này chỉ ở mức gần 258 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương ghi nhận doanh thu quý II/2024 đạt 16,56 tỷ đồng, giảm 41,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 11,61 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 1,65 tỷ đồng).
Lý giải về kết quả trên, Công ty Xây dựng và Giao thông Bình Dương cho biết, doanh thu giảm chủ yếu do hụt ở mảng bất động sản khi không ghi nhận doanh thu.
Cũng có kết quả kinh doanh thụt lùi trong quý II/2024, Phat Dat Corporation cho biết, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp khá khiêm tốn, chỉ 50 tỷ đồng, giảm 82% so với mức lợi nhuận 275 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Phat Dat Corporation lý giải, tình hình kinh tế nói chung vẫn còn khó khăn, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Việc đầu tư và phát triển các dự án bất động sản của Phat Dat Corporation chưa được thuận lợi.
Hay như Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, theo bản cáo bạch tài chính mới công bố, trong quý II/2024, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu gần 26,5 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm, nhưng giá vốn không được tiết giảm, do đó Quốc Cường Gia Lai ghi nhận khoản lỗ sau thuế 17,3 tỷ đồng. Đây là mức lỗ cao nhất của doanh nghiệp này kể từ năm 2012 đến nay.
Lý giải về nguyên nhân lỗ nặng, ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, người vừa được bổ nhiệm điều hành Công ty lý giải, do thị trường bất động sản nói chung vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sản lượng điện khai thác còn thấp, cao su mới được đưa vào khai thác nên doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh. So với thời điểm đầu năm, hàng tồn kho của Quốc Cường Gia Lai hiện vẫn ở mức cao, hơn 7.028 tỷ đồng. Trong đó, hơn 6.500 tỷ đồng được ghi nhận tại các dự án bất động sản dở dang.
Nhận định về những chuyển động của thị trường, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, điểm đảo chiều của thị trường bất động sản sẽ diễn ra trong thời gian từ quý II đến quý IV/2024, khi những dấu hiệu tiêu cực dần vơi bớt, mức độ quan tâm đến các loại hình nhà đất ngừng đà giảm sâu.
Tuy nhiên, sự đảo chiều hiện mới diễn ra ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, khi giao dịch chung cư, nhà đất đang rất tốt, trong khi lượng giao dịch ở khu vực miền Nam, với đầu tàu là TP.HCM chưa thực sự ổn. Nguyên nhân do dòng tiền của nhà đầu tư phía Bắc rời thị trường TP.HCM từ giữa năm 2020. Bên cạnh đó, lượng lớn dòng tiền vẫn bị kẹt ở trái phiếu phát hành bởi các chủ đầu tư khu vực phía Nam. Ngoài ra, thị trường phía Nam bị tắc nghẽn pháp lý khiến nhiều dự án vẫn chưa triển khai xây dựng.
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam