
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
Màng sơn nhanh bong tróc, do đâu?
Bong tróc do ngấm ẩm
Các chuyên gia chỉ ra rằng bong tróc, phồng rộp, nấm mốc… là những sự cố thường xảy ra do thi công sơn khi tường nhà chưa đạt độ khô. Cách phòng tránh đơn giản là chỉ sơn khi tường đạt độ khô chuẩn. Theo kinh nghiệm của các nhà thầu chuyên nghiệp, độ ẩm của tường dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter là điều kiện lý tưởng để thi công. Trong trường hợp không có máy đo độ ẩm tường, khách hàng nên chờ 21-28 ngày trong thời tiết khô ráo (nhiệt độ môi trường 30 độ C, độ ẩm môi trường 80%) sau khi tô hồ.
![]() |
Cần đảm bảo tường thật khô ráo trước khi thi công sơn |
Bong tróc do bề mặt không được chuẩn bị kỹ
Bên cạnh việc đảm bảo độ khô đạt chuẩn, theo kinh nghiệm của các nhà thầu lâu năm khi lăn sơn, điều quan trọng là xử lý kĩ bề mặt tường và sơn lót. Vệ sinh bề mặt tường giúp tạo độ bám dính, tăng độ bền.
Ngoài ra, chất lượng bột trét sử dụng để làm phẳng bề mặt tường cũng là một yếu tố quan trọng khi chuẩn bị bề mặt. Bột trét chất lượng kém sẽ làm giảm đi độ bám dính của các lớp sơn trên bề mặt. Thậm chí, trong trường hợp bột quá mềm, độ liên kết kém sẽ dễ dẫn đến hiện tượng các hạt bột rã phấn trên bề mặt kéo theo toàn bộ các lớp sơn bong tróc theo.
![]() |
Bề mặt tường cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sơn |
Bong tróc do tác động của ngoại lực
Các loại sơn cao cấp thường được sản xuất với loại nhựa cao cấp acrylic nên có màng sơn hoàn thiện bền dai. Về bản chất, màng sơn hoàn thiện là một màng nhựa có tác dụng bảo vệ bề mặt tường khỏi các tác động của thời tiết thông thường như: nước mưa, bụi bẩn và nắng gió... nhưng không thể bảo vệ bề mặt tường trước những tác động của ngoại lực như: dán băng dính hay cạy, bóc bằng móng tay hoặc các vật cứng khác.
![]() |
Bong tróc do dùng tay bóc hoặc cạy bằng vật cứng |
“Bí kíp 3 không” giúp bảo vệ màng sơn bền đẹp
Sau khi xác định được những nguyên nhân chính thường dẫn đến tường dễ bong tróc, các chuyên gia cũng đưa ra “bí kíp 3 không” giúp cho bề mặt sơn luôn bền đẹp.
Không “bất chấp” quy tắc thi công: theo tư vấn từ nhà thầu sơn chuyên nghiệp của hãng sơn Dulux (AkzoNobel), các nhà thầu và gia chủ cần tuân thủ quy trình sơn gồm 5 bước:
(1) Đảm bảo bề mặt tường khô, sạch và được chống thấm các kẽ hở kết cấu (mép cửa sổ, mép tay vịn lan can, mặt khuất ceno, chân tường…) bằng vật liệu chuyên dụng.
(2) Nếu thi công bột trét phải sử dụng bột trét chất lượng cao.
(3) Thi công sơn lót giúp gia tăng độ bám dính, chống loang màu và giúp các lớp sơn phủ sau này phát huy tối đa các tính năng được thiết kế.
(4) Sơn phủ lớp 1 và hoàn thiện các hạng mục khác (điện, nước, mộc…)
(5) Dặm vá các vị trí hư hỏng gây ra bởi các hạng mục khác nói trên và sơn hoàn thiện lớp sơn phủ thứ 2.
![]() |
Cần tuân thủ 5 nguyên tắc giúp việc thi công đạt hiệu quả cao |
Khi tiến hành sơn, cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc như: bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong, ưu tiên sơn từ trên xuống dưới, sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.
Không “vô tư” tác động ngoại lực: Dù sơn tốt đến đâu mà bạn “vô tư” dính băng keo lên tường, “thoải mái” khoan, đục, đóng đinh… cũng có thể khiến màng sơn bong tróc từng mảng. Ngoài ra, lớp sơn nhà bạn có thể bị phá hủy bởi những chi tiết nhỏ như đường ống nước bị nứt khiến nước thấm vào tường. Vì vậy, bạn cần kiểm tra định kỳ hệ thống ống nước để phát hiện và xử lý kịp thời.
Không chọn bừa các sản phẩm sơn: sơn là sản phẩm có thời gian sử dụng khá dài, và thường vài năm bạn mới tiến hành sơn lại nhà. Do vậy, việc chọn loại sơn nào cho tổ ấm của gia đình cần được đầu tư kỹ lưỡng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của những nhà thầu sơn chuyên nghiệp để chọn được dòng sơn phù hợp nhất với điều kiện thời tiết, yêu cầu của từng công trình cụ thể…
Thông thường, với ngoại thất, gia chủ nên chọn các loại sơn chống thấm hay màng sơn có thể co giãn che lấp các khe nứt nhỏ, hạn chế bám bẩn, chống rêu mốc, giảm bức xạ nhiệt độ như các dòng sơn Dulux Weathershield… Với nội thất, gia chủ nên cân nhắc các loại sơn có tính năng như dễ lau chùi Dulux EasyClean, giúp thanh lọc không khí, hạn chế các chất hữu cơ bay hơi độc hại giúp đem lại môi trường sống trong lành hơn cho cả gia đình.
-
An cư ngay trung tâm thành phố mới Bình Dương chỉ với 160 triệu đồng -
Phú Thị Riverside - Tâm điểm giao thương và an cư mới cho cư dân Thủ đô -
Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng -
Lý do biệt thự phong cách Nhật trên “đảo tỷ phú” chỉ dành cho số ít -
“Bắt mạch” thị trường bất động sản Phú Quốc trước cột mốc lịch sử APEC 2027 -
Nhà đầu tư “chạy đua” sở hữu nhà phố kiểu mới “penthouse mặt đất” tại Vinhomes Global Gate -
Bất động sản dòng tiền - Xu hướng của thời đại
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)