-
Hà Nội thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất; TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai -
Hà Nội cập nhật bảng giá đất, có nơi lên tới 695 triệu đồng/m2 -
TP.HCM cần phát triển đa dạng nhà ở, định vị tầm vóc mới -
Giá nhà tại TP.HCM sẽ tiếp đà tăng trong 10 năm tới -
Nguồn thu đất đai tại Hà Nội vượt mặt TP.HCM, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng Nam tiến? -
Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi hỏa tốc yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội
Ảnh minh họa. Nguồn: cand.com.vn |
Tin nhắn lúc nửa đêm
Phản ánh đến Báo Đầu tư, nhiều thuê bao di động tại Hà Nội của các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone, MobiFone tỏ ra bức xúc về tình trạng bội thực tin nhắn chào bán căn hộ, biệt thự tại Hà Nội thời gian qua.
Chị Lê Hải Yến (sống tại phố Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, ngày nào cũng có hàng chục số điện thoại lạ vẫn “cần mẫn” nhắn tin chào mua bất động sản, từ chung cư cao cấp đến biệt thự liền kề, từ căn hộ bình dân đến dự án siêu sang.
“Chỉ cần có 10 triệu, 20 triệu là có thể đặt cọc căn hộ ở những dự án hạng sang ở Hà Nội. Có những thời điểm có 2 - 3 thuê bao tự giới thiệu ở các sàn giao dịch khác nhau giới thiệu 1 căn hộ ở cùng dự án đâm ra nghi ngờ khả năng “hút hàng” mà dự án đã từng quảng bá trước đó. Khó chịu nhất vào thời điểm ban đêm hay cuối tuần, những vị khách này vẫn tìm đến. Vì bội thực các loại tin nhắn rác này mà đâm ra ghét lây tên tuổi những dự án mà mình bị chào mời”, chị Yến nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về tình trạng “lạm phát” tin nhắn chào mời mua bất động sản hiện nay, ông Lê Xuân Trường, Giám đốc một doanh nghiệp xây dựng có trụ sở tại đường Lê Văn Lương (Hà Nội) và đang là nhà thầu ở nhiều dự án bất động sản cho biết, thực tế, từ cuối năm 2014, tại Hà Nội, với việc hàng loạt chủ đầu tư tái khởi động các dự án đình trệ trước đây như Castle Plaza (136 - Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm - nay là Goldmark City); CT7 Dương Nội (nay là Park View Residence, quận Hà Đông), Gemek Tower (huyện Hoài Đức)… áp lực bán hàng luôn là vấn đề đau đầu với cả chủ đầu tư lẫn đơn vị môi giới. Bản thân ông cũng nhận được hàng chục cuộc gọi, tin nhắn chào bán bất động sản bất kể ngày đêm.
“Trong khi các chủ đầu tư đang tận dụng sự ấm lên của thị trường để khởi động lại dự án và đẩy mạnh doanh số bán hàng, thì lại không có bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào đứng ra khảo sát nhu cầu thực sự về bất động sản của người dân. Đây có thể là con dao 2 lưỡi đẩy thị trường bất động sản đóng băng trở lại do nguồn cung dư thừa”, ông Trường nói.
“Bóng ma” hàng tồn
Ông Trần Anh Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản sống tại Khu đô thị Splendora (huyện Hoài Đức, Hà Nội) từng “ôm” căn hộ, biệt thự ở khu vực phía Tây Hà Nội nhiều năm nay tỏ ra nghi ngờ số lượng giao dịch bất động sản do các chủ đầu tư công bố. “Tôi đang chào bán nhiều bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội với giá chỉ bằng 1 nửa so với thời điểm năm 2012, nhưng không có giao dịch”, ông Tuấn cho biết.
Về những chiêu trò của giới kinh doanh bất động sản, ông Trần Anh Tuấn cho biết: “Việc giá chênh ở một vài dự án là thành quả của sự bắt tay giữa chủ đầu tư và các sàn bất động sản. Chủ đầu tư thường giao hàng độc quyền cho một vài sàn bất động sản. Sau đó, các sàn này, với chức năng chính là môi giới sẽ làm “thủ thuật”, tạo sự khan hiếm ảo, khiến người mua khó tiếp cận. Còn chủ đầu tư, tuy còn hàng, nhưng nếu người dân hỏi đến sẽ trả lời là ‘hết’, tiếp tay cho các sàn đẩy giá lên”.
Mặc dù con số thống kê về các giao dịch của một số chủ đầu tư đều đặn tăng “tháng sau hơn tháng trước” kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhưng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho bất động sản tính đến ngày 20/5/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 67.443 tỷ đồng, so với thời điểm 20/4/2015, giá trị hàng tồn kho giảm 1.338 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư còn 12.908 căn, tương đương 19.799 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 9.066 căn, tương đương 16.130 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở 8.378.856 m2, tương đương 26.969 tỷ đồng; tồn kho đất nền thương mại 1.637.782 m2, tương đương 4.545 tỷ đồng.
TS. Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cảnh báo: “Thực tế thị trường bất động sản thời gian qua cho thấy cái giá phải trả cho việc đầu tư lướt sóng bất động sản là rất lớn. Khi nhà đầu tư tham gia thị trường quá say mê, sẽ đẩy giá lên quá cao, ngoài khả năng chi trả của người mua. Chủ đầu tư dự án nếu kỳ vọng quá cao vào thị trường, thì hậu quả là tiếp tục một chu kỳ xuống giá mới, đem lại nhiều tổn thất hơn không chỉ cho thị trường bất động sản, mà còn cho cả nền kinh tế”.
-
Flamingo Đại Lải Resort sắp khai trương bến du thuyền lớn nhất Việt Nam -
Phân khúc biệt thự - nhà liền kề: TP.HCM nóng rẫy, Hà Nội nguội lạnh -
Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng -
Xây dựng Khu hành chính tỉnh Hải Dương theo hình thức BT -
Giải bài toán đầu tư vào biệt thự biển Vinpearl Premium -
Bất động sản Phú Quốc hấp dẫn nhà đầu tư -
Giật mình số tiền đã huy động ở Dự án B5 Cầu Diễn
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao