
-
Quảng Bình cấp chủ trương đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái trên cát 210 tỷ đồng
-
Quảng Nam thống nhất triển khai giai đoạn 2 Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
-
“Bộ tứ lợi thế” biến shophouse trung tâm thành Vinh thành “gà đẻ trứng vàng”
-
Đà Nẵng sẽ hoàn thành hơn 1.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 -
Loại hình bất động sản tiềm năng tại Quy Nhơn -
Nam Định: Hai nhà đầu tư được chấp thuận làm dự án Khu nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn hộ -
Phú Thị Riverside - Bất động sản mặt sông tự nhiên hiếm có tại Thủ đô được giới đầu tư "săn đón"
Mặc dù khẳng định việc quản lý, sử dụng đất từng bước được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất - kinh doanh, song Đoàn Giám sát của Quốc hội cho biết, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm.
“Hiệu quả khai thác, sử dụng đất chưa cao, còn nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực lớn đất đai”, báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 nhấn mạnh.
Theo đó, Đoàn Giám sát của Quốc hội cho biết, hầu hết các địa phương trong cả nước không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dẫn đến tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch còn phổ biến, quy hoạch treo, dự án treo còn lớn, gây lãng phí lớn.
![]() |
Chuyện lãng phí đất đai đã rất nhiều lần làm "nóng" nghị trường Quốc hội |
Cụ thể, chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn Giám sát có báo cáo thông tin, trong kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt, số công trình, dự án phải tuyên bố hủy bỏ do sau 3 năm không triển khai thực hiện đã lên tới 1.739 công trình, dự án, với tổng diện tích đất 12.013 ha.
“Đây là hệ quả của tình trạng dự án treo”, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng đoàn Giám sát cho biết.
Theo Báo cáo của Đoàn Giám sát, việc thu hồi, bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư còn nhiều vướng mắc, chưa kịp thời tháo gỡ, dẫn đến nhiều công trình, dự án chậm triển khai, không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, còn gây thất thu ngân sách nhà nước và lãng phí trong sử dụng đất.
Báo cáo của Đoàn Giám sát cũng cho biết, tình trạng công trình, dự án không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục còn nhiều. Thời gian chậm đưa đất vào sử dụng của các công trình, dự án thuộc trường hợp này phổ biến từ 1-2 năm, cá biệt có dự án sau 15 năm kể từ ngày được bàn giao đất đến nay đất vẫn bỏ hoang.
Chẳng hạn, Dự án Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân khu vực Đông Nam Bộ (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án có diện tích trên 2,1 ha, đã được tỉnh bàn giao đất cho chủ đầu tư từ năm 2007 theo hình thức không thu tiền sử dụng đất, nhưng đến nay sau 15 năm hiện trạng khu đất có tường rào kiên cố, chưa xây dựng công trình, chưa đưa đất vào sử dụng.
Hay Dự án Đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương và Dự án đường vành đai 4 trong đó có cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú tỉnh Bắc Giang, mặc dù tiến độ triển khai đã được gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chậm đưa đất vào sử dụng do việc thi công công trình gặp khó khăn vì kết cấu hạ tầng bên ngoài hàng rào của dự án chưa có.
Dự án này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 2011, nhưng vướng mắc về thủ tục cấp phép xây dựng và cơ chế đấu giá đất mà đến nay đã qua 11 năm, dự án chưa thể thi công, mặc dù đã được địa phương 2 lần gia hạn.
Báo cáo của Đoàn Giám sát cũng cho thấy, số lượng, diện tích đất chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương. Rất nhiều dự án vi phạm kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm, nhưng chưa được khắc phục, xử lý.
Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Bộ Tài chính, giai đoạn 2016-2021 vẫn còn 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, có vi phạm pháp luật; diện tích đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa đã xử lý thu hồi là 49.541,6 ha . Tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm thu được lại rất nhỏ cả giai đoạn chỉ có 286 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thì có nhiều, trong đó có việc nhiều bộ, ngành, địa phương cơ quan, đơn vị, cá nhân có chức năng liên quan đến thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém, buông lỏng quản lý trong quản lý, sử dụng đất đai hoặc cố tình thực hiện trái pháp luật.
Liên quan đến vấn đề này, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, tư duy nhiệm kỳ chính là một trong những nguyên nhân gây lãng phí đất đai.
Dẫn số liệu của Bộ Tài chính, rằng toàn quốc có 743 triệu m2 đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích, tiền thu được rất thấp, chỉ 286 tỷ đồng; giám sát 7 địa phương cho thấy có hơn 1.700 dự án treo, tương đương 12.000 ha đất hoang, bà Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, đây là sự thật “rất đau lòng và gây bức xúc với người dân”.
“Qua giám sát, bên cạnh địa phương tích cực thu hồi đất hoang hóa, còn những nơi sau mỗi nhiệm kỳ số dự án treo lại tăng thêm”, bà Vũ Thị Lưu Mai nói và đề cập các nguyên nhân khác gây lãng phí đất đai, như tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi cá nhân từ đất, tâm lý e dè tạo sức ì và trì trệ rất lớn trong cơ quan công quyền.
“Điều này giải thích vì sao có dự án trải qua hàng chục năm vẫn vướng, trong đó nhiều cái vướng là hệ quả của giai đoạn trước”, bà Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.
-
Đột phá từ quy hoạch Thủ Đức, The 9 Stellars tiên phong mô hình TOD -
TP.HCM: Chuẩn bị khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn -
Quảng Ngãi tháo gỡ dự án nhà ở xã hội 450 tỷ đồng -
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ có phạm vi lấn biển rộng 1.357 ha -
Hơn 500 tỷ đồng thực hiện đề án du lịch nghỉ dưỡng tại “lá phổi xanh” miền Tây -
Ra mắt Khu phức hợp cộng đồng Masteri quy mô nhất của Masterise Homes tại Ocean City -
KITA Group hợp tác chiến lược phát triển dự án nhà phố thương mại KITA Airport City
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội xả nước Dujiangyan
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược