
-
Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản
-
Khởi công và công bố đối tác tư vấn triển khai kinh doanh dự án Happy One Sora
-
Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng
-
Xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp ven sông tại TP.HCM -
Khởi công dự án nghỉ dưỡng Long Thành Hòa Bình Luxury Resort -
Bất động sản dòng tiền trong danh mục “phải có” của giới đầu tư -
Nhân đôi chuẩn sống đẳng cấp với liền kề nhà vườn tại tâm điểm phát triển phía Tây Hà Nội
Tăng nhà ở thương mại
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Chương trình Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 14 ngày 9/4/2021.
Cụ thể, đến năm 2025, chất lượng nhà ở toàn tỉnh Ninh Thuận về nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố đạt tỷ lệ trên 98,5% (trước đó nhà ở kiên cố khoảng 62,0%, nhà ở bán kiên cố đạt khoảng 37,2%). Tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đạt khoảng 16.034.770 m2 sàn (tăng thêm khoảng 3.577.346 m2 sàn), trong đó nhà ở thương mại sẽ tăng từ 235.668 m2 lên 704.368 m2, giảm nhà ở xã hội từ 118.190 m2 còn 89.926 m2…
Nhiều dự án nhà ở thương mại đang được đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận. |
Đến năm 2030, Ninh Thuận đặt mục tiêu chất lượng nhà ở đối với nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố đạt tỷ lệ trên 99,5%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 80%, không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực đô thị.
Đây là một trong những mục tiêu lớn của Ninh Thuận nếu so với năm 2021, khi tỉnh này đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 71,0%, nhà ở bán kiến cố đạt 28,6%, nhà ở đơn sơ giảm còn 0,4%.
Ngoài ra, trong giai đoạn đến năm 2030, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đặt ra các mục tiêu cụ thể về chỉ tiêu diện tích (trước đó không đề cập) như tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đạt khoảng 21.473.240 m2 sàn (tăng thêm khoảng 5.438.470 m2 sàn); tăng diện tích nhà ở xã hội (lên 183.871 m2 sàn) và diện tích nhà ở thương mại (lên 1.139.858 m2 sàn).
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng xác định nguồn vốn thực hiện chương trình nhà đến năm 2025 sẽ tăng thêm 19,147,58 tỷ đồng (từ 9.878,89 lên thành 29.026,47 tỷ đồng), trong đó với nguồn vốn từ doanh nghiệp chiếm phần lớn là 28.899,70 tỷ đồng. Đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ cần 44.128,49 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp, cá nhân… là 44.069,05 tỷ đồng) để thực hiện.
Riêng các chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh, diện tích nhà ở bình quân tại đô thị đạt, diện tích nhà ở bình quân tại nông thôn, diện tích nhà ở tối thiếu đến năm 2025 và 2030, tỉnh Ninh Thuận không thay đổi (so với Quyết định số 14).
Nhiều giải pháp trong tình hình mới
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận cho biết, Chương trình Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (phê duyệt năm 2021) khi được ban hành đã tác động tích cực đến công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy thị trường bất động sản tỉnh phát triển phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, kể từ thời điểm thực hiện Chương trình đến nay, quy định của pháp luật có nhiều thay đổi; bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, UBND tỉnh Ninh Thuận có một số đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn… được lập mới hoặc đang trong quá trình xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện và điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, do đó ảnh hưởng đến khu vực, vị trí phát triển nhà ở, quy mô phát triển nhà ở theo dự án tại thành phố, thị xã và các huyện.
“Vì vậy, cần phải lập chương trình phát triển nhà ở (điều chỉnh) đề làm cơ sở thực hiện công tác chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở trong giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn”, nội dung Sở Xây dựng đề cập.
Cũng trong quyết định vừa được phê duyệt, UBND tỉnh Ninh Thuận đã bổ sung nhiều giải pháp thực hiện trong bối cảnh mới.
Cụ thể, tỉnh Ninh Thuận sẽ bổ sung quy định về các điều kiện cần đáp ứng của nhà đầu tư bảo đảm chủ đầu tư phải có đủ chức năng, năng lực, kinh nghiệm thực hiện các dự án nhà ở, ưu tiên chủ đầu tư có phương án được đánh giá cao về giải pháp quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiến độ thực hiện dự án, đưa công trình vào sử dụng, giải pháp quản lý vận hành…
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề cập, tỉnh sẽ huy động hiệu quả nguồn vốn nước ngoài thông qua các cơ chế huy động tài chính quốc tế như quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản, liên doanh, liên kết thực hiện dự án nhà ở; tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu đặt ra giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản, kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh nhà ở; các cấp, các ngành có thể chủ động đề xuất, thực hiện kịp thời các giải pháp cụ thể để bình ổn, điều chỉnh thị trường bất động sản và nhà ở khi thị trường rơi vào trạng thái bất ổn, “sốt nóng”, “đóng băng”…
TP Phan Rang - Tháp Chàm được quy hoạch ưu tiên quy hoạch ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới. |
Về định hướng đối với khu vực trung tâm đô thị là TP. Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết về giải pháp quy hoạch là “chủ yếu phát triển nhà ở theo dự án, tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, ưu tiên quy hoạch phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, từng bước chuyển đổi mô hình sang nhà ở chung cư cao tầng hiện đại thay thế nhà ở thấp tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn, khuyến khích phát triển các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng các công nghệ thông minh tại các dự án phát triển nhà ở”.
-
Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc trong xây dựng nhà ở xã hội -
Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch -
So kè 2 chung cư mới mở bán tại quận Hà Đông, Hà Nội -
Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra tiến độ xây nhà ở xã hội -
Doanh nghiệp địa ốc tìm cách thoát hàng ế lưu cữu lâu năm -
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ còn nhiều dư địa phát triển -
Lý do chung cư ngày càng đắt đỏ; Chủ đầu tư nhà ở xã hội hiếm khi lãi đủ 10%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
3 dự án bất động sản ở Quảng Nam vi phạm luật đấu thầu
-
Người già trong mê cung bẫy tài chính - Bài 4: Gian nan “cuộc chiến” bảo vệ cha mẹ của con cái
-
Bị phạt 16 năm tù vì gây thiệt hại hơn 743 tỷ tiền thuế rồi bỏ trốn
-
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM khuyến cáo đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất
-
Trung Quốc: Huawei Cloud công bố sáu sáng kiến hợp tác hướng tới doanh nghiệp
-
M&G: Ngành văn phòng phẩm Trung Quốc đạt đến tầm cao mới
-
DJI Agriculture đạt tăng trưởng doanh số gấp 50 lần trong 7 năm tại Thái Lan
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới