-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
Từng lên tiếng không ít lần về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản (BĐS) và sự thất bại của gói 30.000 tỷ. Và thêm một lần nữa, sau gần 6 tháng triển khai gói cứu trợ này, tại thời điểm năm 2013 sắp qua đi, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành không còn từ nào để diễn tả thêm về gói 30.000 tỷ ngoài cụm từ: đã thất bại vô cùng thảm hại...
Người dân đã mất niềm tin!
Năm 2013 sắp qua, cho đến thời điểm này ông có đánh giá gì về gói cứu trợ BĐS 30.000 tỷ?
Vào tháng 7, tháng 8 vừa qua tôi đã nói rất nhiều về sự thất bại của gói 30.000 tỷ, và cho đến ngày hôm nay, nếu có nói tiếp sự thất bại thì cũng bằng thừa. Có chăng là gần 4 tháng trước, tôi nói gói 30.000 tỷ thất bại, còn bây giờ là thất bại rất thảm hại, vô cùng thảm hại chứ không còn từ nào hơn.
Có thể lấy ví dụ như sự trầm lắng của BĐS TP. HCM trong một thời gian rất dài và đã đưa đến một tình trạng mới là nguồn cung đã bắt đầu có nhưng cầu thì lại bị liệt. Tức là một số dự án chết đã được mua lại và dựng lại, nhưng số bán ra tương đối chậm.
Nguyên nhân chủ yếu là do người dân mất niềm tin vào doanh nghiệp, bởi nhiều doanh nghiệp không giữ đúng lời hứa. Đối với người dân bây giờ, doanh nghiệp nào giao nhà trễ 5 - 6 tháng là rất mừng. Trễ 1 năm thì cũng cố gắng chịu.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành |
Nguyên nhân thứ hai là người dân không tin rằng nền kinh tế sẽ tốt hơn và người ta bắt đầu dự trữ tiền mặt, không bỏ tiền ra mua.
Bằng chứng là các siêu thị, chợ năm nay đều trầm lắng mặc dù Giáng Sinh và Tết sắp đến. Đi ngang qua các siêu thị thấy bãi gửi xe rất vắng vẻ, chứng tỏ người đến rất ít. Và trong số những người đến đó thì không phải ai cũng bỏ tiền ra mua, mà có khi phần đông là đến xem, đến chơi.
Từ đó, người dân đã không dám mạo hiểm bỏ tiền ra mua nhà mà chỉ đi thuê nhà. Nếu thuê nhà thì 1 tháng chỉ bỏ ra 2 - 3 triệu để trả. Còn mua nhà thì ngoại trừ 30 - 40% đặt cọc trước, còn lại sẽ phải trả góp từ 5 - 7 triệu/tháng hoặc cao hơn rất nhiều. Đồng lương lại rất bấp bênh, không biết giảm lương, không việc mất việc lúc nào, nên bỏ tiền ra mua nhà với người dân hiện nay là mạo hiểm.
Nguyên nhân thứ ba là nguồn cung có rất nhiều vấn đề, không bền vững. Chẳng hạn như mới chỉ có 2, 3 dự án được khởi công, mà 2, 3 dự án này phải đợi thêm 2 năm nữa mới bàn giao được nhà. Trong suốt 2 năm đó cũng chứa đựng đầy rủi ro, như biến động về vật giá, về nhân công, về lãi suất... Những biến động này sẽ đẩy doanh nghiệp đến khó khăn và phá sản bất cứ lúc nào.
Không còn gì để cứu vãn
Theo ông, những nguyên nhân nào đã khiến cho gói 30.000 tỷ thất bại thảm hại?
Nguyên nhân khiến cho gói 30.000 tỷ thất bại là do Nghị quyết 02 và gói này đã ra trễ mất 2 năm. Lúc bệnh nhân còn có sức khỏe thì thuốc còn có khả năng trị được, vậy mà lúc đó chúng ta lại không chịu cho thuốc, ai nấy đều tự che dấu bệnh tật của BĐS, ai cũng lạc quan vượt qua khó khăn, chuẩn bị phát triển. Cho nên đợi đến khi BĐS chìm nặng trong bệnh tật thì việc cứu chữa là cực kỳ khó khăn.
Thuốc thì không đủ mạnh, tức là không đúng liều, mà trị khi bệnh đã nặng là không đúng lúc. Nên ngay tại thời điểm này, bệnh nhân đã từ chối thuốc.
Gói 30.000 tỷ là nhỏ so với căn bệnh của BĐS, bởi BĐS phải tính bằng 300 - 500.000 tỷ nằm trong đó. Bây giờ lấy 30.000 tỷ để cứu 300 - 500.000 tỷ thì không thể cứu được, chỉ cứu được một phần nào đó thôi.
Nhưng ngược lại, gói 30.000 tỷ là rất lớn, ở chỗ tiêu thụ được 350 tỷ rồi đứng luôn, không tiêu được nữa, không hấp thu được nữa.
Có thể hình dung như một người đang hấp hối, ta tiêm thuốc hay đem thuốc đổ vào miệng, nhét vô bao tử thì làm sao mà tiêu hóa, mà trị bệnh được. Cho nên chỉ còn có một câu là đã quá trễ, quá thất bại rồi.
Tôi đã từng nói từ rất lâu, cứu BĐS không phải bằng tiền mà bằng chính sách, và những luật lệ thì cần phải hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân. Thế nhưng những thủ tục của chúng ta rất lâu, rất rườm rà, không muốn nói là ngăn cản doanh nghiệp như ở TP. HCM. Mà kể cả bây giờ có thay đổi chính sách thì cũng là quá muộn
Vậy theo ông, có cách nào để cứu vãn thị trường BĐS lúc này?
Bây giờ chẳng còn gì để mà cứu chữa nữa vì đã quá trễ rồi. Trí tuệ của cả nước đều tập trung để cho ra đời Nghị quyết 02, giống như một liều thuốc để cho rất nhiều người hy vọng, nhưng cuối cùng lại thất bại.
Cho nên sang năm là 2014, tôi cho rằng không còn Nghị quyết nào tốt hơn Nghị quyết 02, mà nếu có được chính sách tốt đi chăng nữa thì đã quá muộn. Năm 2013 này là liệu pháp cuối cùng để trị bệnh nhưng không thành, nên 2014 sẽ đổ vỡ hàng loạt thôi.
Xin cảm ơn ông!
-
Triển vọng nào cho các nhà đầu tư vào Dự án Diêm Điền Riverside? -
Tình cảnh doanh số trái ngược trong phân khúc A: Xe xăng tụt dốc “thê thảm”, xe điện dẫn đầu thị trường -
Người dân “ngóng” sổ hồng, TP.HCM dự kiến sẽ cấp sổ cho 38.000 căn hộ trong năm 2025 -
Nhà đầu tư FestiHome Phú Quốc “kê cao gối ngủ” với cam kết lợi nhuận 30% trong 3 năm -
Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội, phần lớn nằm tại huyện Thường Tín -
Đồng Nai dự kiến đấu giá 39 khu đất trong năm 2025 -
The Beverly đón dòng người khổng lồ tới trải nghiệm, an cư sau cú hích Metro số 1
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn