-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
Trong các chuyến đi xa, tôi có thêm nhiều bạn mới - những con người bình dị mà đôi khi chưa một lần đặt chân tới Thủ đô. Trong mắt họ, Hà Nội vẫn là một mảnh đất thiêng liêng mà trong lòng luôn mong một lần được tới. Và những lần như thế, tôi luôn chủ động mời mọc, để nếu có dịp, tôi sẽ là một hướng dẫn viên tận tâm, nói về thành phố mình đang sống.
Hà Nội duyên lặn vào trong, cái khí khái hào hoa của Thăng Long nghìn năm tuổi là điều chẳng nơi nào trên dải đất hình chữ S có được.
Đến Hà Nội, người ta dễ dàng chạm vào những vàng son một thuở, những nếp cũ ngày xưa. Không giống như nhiều đô thị khác, Hà Nội có rất nhiều công trình biểu tượng, từ hồ Gươm, tháp Rùa, cầu Thê Húc, chùa Một Cột, cho đến Hoàng Thành, cầu Long Biên, Nhà thờ Lớn… rồi cả 36 phố phường nữa chứ.
Mà đâu phải chỉ dừng lại ở con số 36 phố phường hay các địa danh, người Hà Nội cũng là một phần của di sản đó.
Dầu hơi thở đô thị hiện đại đã khoác lên Hà Nội một manh áo mới, nhưng vẫn còn nhiều lắm những không gian đậm chất xưa. Hai thứ đó tồn tại song hành, cái nọ làm cái kia thêm nổi bật.
Giờ, ghé Thủ đô, người ta không chỉ đến với các di tích, mà cả với các công trình của thời đại mới. Có những anh bạn phương xa, khi đến Hà Nội điểm mong chờ nhất để đến là hồ Gươm, Lăng Bác, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn… Sau đó, người ta quan tâm cả đến những hiện thân mới của Hà Nội thời đô thị hóa, họ muốn đến những trung tâm thương mại, khu đô thị quy mô như Times City, Royal City hay các tòa cao ốc có thể giúp ngắm toàn thành phố, như Keangnam, Lotte. Có anh bạn tôi là dân bất động sản, anh làm cho một chủ đầu tư trong Nam, khi ra nằng nặc đòi tôi dẫn qua Ecopark bên Hưng Yên để xem thử.
Tôi vẫn tin rằng, Hà Nội là nơi có sự phân định rõ rệt nhất về 4 mùa, dầu vài năm gần đây nó không còn vẹn nguyên như trước. Mùa Xuân về mang theo nét thanh tân. Hạ về lại gọi bao kỷ niệm học trò. Thu tới gieo vào lòng người vô vàn cảm xúc bởi cái gì cũng nhẹ nhàng, tình tứ. Còn Đông ư, niềm vui lớn lại là việc ngồi đâu đó trong quán nước chè, nghe mưa phùn giăng phố nhỏ, mà cảm cái nhịp sống chậm buổi Đông…
Tôi đã tự định nghĩa cho mình một cách ngắm nhìn Thủ đô. Với hồ Gươm, tôi thích đến vào lúc sáng sớm. Trong cái trong veo của cảnh và người, trong tiếng nhạc nhẹ nhàng đâu đó, “cái rốn” của Hà Nội bỗng thật thanh bình. Người già, người trẻ cùng tập thể dục, cùng tản bộ ngắm hồ, ngắm phố.
Còn với hồ Tây, phải là những buổi chiều lênh láng vàng, khi hoàng hôn phủ lên mặt hồ và cảnh vật những tia nắng cuối ngày. Và với bạn hữu, tôi cũng dạy họ cách thưởng Hà Nội như thế. Vẻ như, có nhiều sự đồng tình.
Hà Nội những ngày áp Tết này lại mang một vẻ đẹp lạ kỳ. Cái đẹp không bởi những tòa nhà chăng điện sáng choang, nhấp nháy, mà đó là cái phong vị Tết và những hoạt động đời thường, trong cái nếp quen sinh hoạt.
Các chợ hoa bắt đầu trở nên đông đúc. Thú chơi hoa của người Hà Nội giờ đã trở thành nét văn hóa. Người người tìm lên Bưởi, Hoàng Hoa Thám, Quảng Bá, Âu Cơ để chọn cho mình vài chậu hoa Tết. Đâu đó, đào Nhật Tân xuống phố mang theo khí tượng buổi Xuân về.
Trong cái lành lạnh cuối năm, trong cái rét ngọt của buổi Đông, các chợ hoa, phố hoa sáng bừng lên rực rỡ. Tôi có ông chú, năm nào gần Tết, cũng mất vài ngày sắm sửa, trong đó riêng việc mua hoa là dày công hơn cả. Có khi phải mất vài lần đi mới chọn được cành đào ưng ý. Rồi về đốt gốc, thả vài viên B1 vào bình, sau đó mới cắm.
Ông chú là con thứ, chọn cho nhà mình một cành, trước ngày về quê ăn Tết, sẽ lại lên khu Nhật Tân chọn một cành đào đẹp, giằng buộc cẩn thận, che chắn kỹ càng rồi mang về nhà bác trưởng ở quê. Bao năm vẫn vậy, y như một thói quen.
Gần Tết, chợ ở Hà Nội cũng vui hơn. Những ngày này, các chợ đông hẳn, tuyền người là người. Chợ phố nhưng lại mang không ít nét quê. Người ta bán đủ thứ, măng khô, mộc nhĩ, lá dong, miến dong… Các hàng mã có lẽ đông vui, nhộn nhịp nhất. Riêng từ chiều 22 tháng Chạp đến chiều ngày 23, người bán hàng luôn tay, luôn chân, mồm gọi, tay làm. Ai cũng vội.
Còn hàng cá phóng sinh nữa. Hà Nội nhiều năm nay có cái mốt mua chép đỏ về cúng ông Táo, rồi đem ra ao hồ thả. Nhưng nhiều nhất có lẽ là hồ Tây, hồ Trúc Bạch. Sau 23 Tết (cái thú của tháng Chạp là từ ngày mồng 1 đến 19 thì gọi ngày, ví dư 19 tháng Chạp, nhưng từ ngày 20 trở đi, người ta sẽ gọi là 20 Tết), chép đỏ lượn thành đàn, chúng chẳng theo ông Táo về trời, mà ở lại đón Xuân cùng người phố.
Những ngày cuối năm và cả đầu năm nữa, người Hà Nội đi chùa đông lắm, người lên phủ, kẻ đến chùa quen. Mùi nhang khói quyện cùng mùi hương của những bông Ngọc Lan, thoang thoảng đưa trong tiếng chuông chùa thánh thót, trong tiếng lâm râm khấn vái.
Trước tôi cũng hay lên phủ Tây Hồ, nhưng vài năm gần đây tôi thưa thớt hơn, vì trên đó giờ đông quá. Thay vào đó, thi thoảng tôi hay ghé một vài chùa gần nhà. Chẳng hiểu sao, tôi thích ngửi mùi nhang thơm, ăn vài miếng trầu, ngồi đốt vài ba điếu thuốc và nhìn ngắm người ta lễ lạt, xin cầu. Những lúc đó, thấy lòng nhẹ bẫng.
Có lần, người quen ở mãi miền Nam ra, tôi dẫn thẳng lên hồ Tây ăn bún ốc, bánh tôm. Lần khác thì đi ăn bún chả Hàng Mành. Nhưng đó là với phụ nữ, còn với anh em nam giới, tôi đưa thẳng đến mấy quán bia hơi quen thuộc.
Người phương xa thích bia hơi Hà Nội. Cái này lại rất hợp tính tôi. Món này là sinh hoạt thường nhật của tôi và các đồng nghiệp, hơn nữa, từng có ngót nghét 7 hay 8 năm theo ngành đồ uống, tôi rất tự tin khi nói về thứ đồ uống màu vàng rơm này.
Nhiều bạn tôi thích bia hơi Hà Nội, họ còn thích cả cái không khí có phần xô bồ của quán xá Thủ đô. Trước, ở 183 Hoàng Hoa Thám, ngay cổng Nhà máy Bia Hà Nội còn có cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tôi hay dẫn bạn hữu ra đó. Nhưng giờ, người ta dẹp quán, tôi lại phải đi xa hơn để uống được cốc bia ngon. Nhưng thú thật, cái cảm giác ngồi cùng chiến hữu, cầm vại bia hơi trên tay, ở ngay cái nơi nó trở nên nổi tiếng vẫn khoái hơn nhiều.
Hà Nội còn gì nữa nhỉ, chắc còn nhiều lắm và mỗi người đến lại có cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, thứ khiến người ta thích nhất khi ghé Thủ đô vẫn là những vẻ đẹp dung dị, đời thường của người và phố. Như anh bạn tôi là dân họa, khi ghé Hà Nội, nằng nặc bắt tôi dẫn đi thăm phố cổ. Anh này từng tiếp nhận một Hà Nội liêu xiêu như trong tranh cụ Phái, một Hà Nội với những con ngõ nhỏ, quán cóc xinh xinh như trong nhạc, trong thơ.
Và còn nhiều điều khác, mà cái duyên của mảnh đất này phải sống đủ lâu, đủ trải nghiệm, đủ gần gũi với người, với phố mới có thể cảm được. Mà những điều này đâu dễ nói thành lời.
-
Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc -
Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 tại quận Hà Đông đã nộp nửa tiền -
BIM Group tiếp tục dẫn đầu “Top Nhà tuyển dụng yêu thích 2024” ngành Bất động sản -
Tỉnh Hưng Yên sắp đấu giá 81 lô đất, tiền cọc chỉ từ 29 triệu đồng/lô -
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản: Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024 -
Lệch pha giá chung cư tại các tỉnh phía Nam
- Chery thành lập trung tâm phân phối phụ tùng ô tô lớn nhất Trung Đông
- GAC ra mắt GOVY AirJet: Tiên phong trong phương tiện di chuyển tầm thấp tương lai
- Education Cannot Wait công bố tài trợ thêm 20 triệu USD cho Chad, nâng tổng số tiền tài trợ lên 61 triệu USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- TCL tỏa sáng tại CES 2025 với những sản phẩm và đổi mới đỉnh cao