
-
An Giang kêu gọi đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp
-
Cần Thơ xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án bất động sản
-
Thị trường bất động sản sớm phục hồi trong năm 2023
-
Sở hữu chung cư có thời hạn: Những câu hỏi cần giải đáp thỏa đáng -
Tái cấu trúc ngành bất động sản mới ở giai đoạn đầu -
Quyền sở hữu nhà của cá nhân nước ngoài có gắn với quyền sử dụng đất? -
Chính thức đề xuất quy định mới về sở hữu nhà chung cư
![]() |
UBND TP. Hà Nội nêu lý do đang gặp khó khăn về vốn, nên đề nghị Chính phủ cho phép chuyển đổi thành nhà cho người thu nhập thấp để bán, cho thuê, cho thuê mua |
Dự án Nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 40.000 m2 trong Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Dự án gồm 6 tòa nhà có sức chứa lên tới 22.000 sinh viên, được khởi công tháng 9/2009, với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Tháng 1/2015, 3 tòa nhà của Dự án bắt đầu được đưa vào sử dụng, với giá thuê 205.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, số lượng sinh viên vào ở không nhiều, chỉ khoảng 3.100 người, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 30%. Phần lớn Dự án bị bỏ hoang hoặc bị sử dụng vào mục đích khác.
Đưa ra phương án chuyển mục đích sử dụng một phần ký túc xá sinh viên này, UBND TP. Hà Nội nêu lý do đang gặp khó khăn về vốn, nên đề nghị Chính phủ cho phép chuyển đổi thành nhà cho người thu nhập thấp để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Về phương án này, Bộ Xây dựng cho rằng, hạng mục nhà A2, A3 được chuyển sang nhà ở xã hội để dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định trên địa bàn Thành phố. Đối với hạng mục nhà A4 chưa khởi công, có thể xem xét, chấp thuận cho chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua với các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức... theo phương thức xã hội hóa.
Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời kỳ 2009, TP. Hà Nội quy hoạch và trích quỹ đất có giá trị tại khu vực Pháp Vân, đồng thời miễn tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội dành cho sinh viên. Đến nay, các trường đại học có chủ trương di rời khỏi trung tâm (Bách Khoa, Thủy Lợi, Kinh tế quốc dân…) đều đã có phân hiệu ở các tỉnh, nên sinh viên ở nội đô giảm.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, UBND TP. Hà Nội phải tuân thủ nguyên tắc việc chuyển đổi từ vốn trái phiếu chính phủ thành vốn xã hội hóa có ưu đãi và phải tính toán cụ thể, làm sao thu hồi được vốn ngân sách đã đầu tư. Thêm vào đó, đối tượng ở sau chuyển đổi là các hộ gia đình, vì vậy hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, vui chơi giải trí… cần phải được tính toán cho phù hợp.

-
2018, hoạt động M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động -
Dang dở giấc mơ mua nhà giá rẻ -
Chi Hội môi giới bất động sản tại Đà Nẵng tổ chức Gala tổng kết năm 2017 -
Đất Xanh Miền Trung cán mốc 275 tỷ lợi nhuận -
Điểm cộng cho chủ đầu tư có lối đi riêng -
Coi chừng sập “bẫy” đất nền -
Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam
-
Ấm áp hành trình “Tháng Ba biên giới” cùng C.P. Việt Nam
-
FPT mở văn phòng tại Hàn Quốc, nhắm tới tỷ USD doanh thu từ nước ngoài
-
Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng Mường Thanh