
-
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin
-
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững -
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất -
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ -
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park
Siết dự án mới, ưu tiên dự án nhà ở xã hội
UBND TP.HCM vừa trình HĐND Thành phố Dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM, đề xuất, sẽ không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng tại khu vực quận 1, quận 3 đến năm 2020; ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khu vực 11 quận nội thành hiện hữu (gồm quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh) sẽ tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị, tập trung hoàn thiện các dự án dở dang.
Khu vực 6 quận nội thành phát triển (quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân) sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông lớn.
Đặc biệt, Thành phố sẽ ưu tiên phát triển nhà ở xã hội; hạn chế chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 hướng tới việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, đối tượng thuộc chương trình di dời các hộ dân đang sống ven, trên kênh rạch, chương trình di dời, cải tạo, sửa chữa chung cư cũ xây dựng trước năm 1975.
“Đối với các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM, ngoài 60% diện tích xây dựng bán cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư được phép dành 20% diện tích để kinh doanh thương mại và 20% để cho thuê. Quy định này sẽ giúp các dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM giải quyết khó khăn về vốn”, ông Tuấn cho biết.
Lo khan hàng, đội giá
Thông tin về việc UBND TP.HCM sẽ siết phát triển dự án nhà ở cao tầng đã khiến các doanh nghiệp địa ốc lo ngại.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết, đầu năm 2018, Phú Đông đưa ra kế hoạch phát triển một dự án chung cư cao cấp trên quỹ đất 5.000 m2 tại quận 1 trong năm 2019. Nếu Chương trình phát triển nhà ở nói trên được thông qua, Công ty sẽ phải thay đổi kế hoạch phát triển. Hơn nữa, nguồn vốn đã đổ vào quỹ đất này sẽ phải nằm bất động thời gian dài, gây tổn hại khá lớn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh.
Không riêng Phú Đông, các doanh nghiệp địa ốc như Hung Thinh Corp, Him Lam Land, Novaland… cũng rơi vào tình huống tương tự. Theo một lãnh đạo của Hung Thịnh Corp, đa phần quỹ đất chuẩn bị phát triển dự án đến năm 2020 của doanh nghiệp này đều nằm trong khu vực các quận bị siết phát triển dự án chung cư.
“Nhu cầu nhà ở của khách hàng vẫn tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm, nên việc siết cấp phép dự án nhà ở cao tầng mới ở khu vực này sẽ gây mất cân bằng cung - cầu của thị trường, nguồn hàng khan hiến sẽ đẩy giá bán tăng mạnh, tạo ra sốt ảo cho thị trường”, vị lãnh đạo Hung Thịnh Corp nói.
Bày tỏ nhận định về chủ trương hạn chế phát triển nhà ở thương mại cao tầng của UBND TP.HCM, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Đất Lành cho rằng, đây là một trong những giải pháp để thực hiện kế hoạch giãn dân, chỉnh trang đô thị - một trong 7 chương trình đột phá đã được UBND TP.HCM đưa ra từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Theo ông Đực, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM đều đang phát triển rất chậm, do doanh nghiệp thiếu vốn để thực hiện và thiếu các gói vay hỗ trợ người mua nhà ở xã hội. TP.HCM hiện có khoảng 274.600 công nhân, lao động, trong đó 69% là người ngoại tỉnh, nhưng mới có khoảng 16.190 người có chỗ ở.
“Mặc dù nhu cầu về nhà ở rất lớn, nhưng do không có các gói vay hỗ trợ, nên nhiều người lao động không thể mua được nhà ở xã hội”, ông Đực nói.
Ông Đực cũng cho rằng, việc siết phát triển dự án chung cư trong 2 năm tới có thể sẽ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp có dự án được cấp đội giá lên cao, ảnh hưởng tới thị trường và cuối cùng, người mua nhà sẽ phải chịu thiệt.
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát -
Sunshine Group livestream bán bất động sản, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện -
Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư -
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025 -
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025 -
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
1 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
2 Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
3 Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư
-
4 Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
5 Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Giá trị thương hiệu của Shanghai Electric được định giá ở mức 31,8 tỷ USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
Cheng Chung Design khai trương CCD Tokyo
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh