Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Chống hàng giả phải khởi động từ nhân hiệu
Bảo Minh - 28/01/2015 13:35
 
Giải quyết hàng gian, hàng giả phải khởi động từ nhân hiệu (người sử dụng nhãn hiệu) mới đến thương hiệu là ý kiến thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham gia Tọa đàm “Hàng gian, hàng giả - thách thức của sự phát triển bền vững” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đối tác tổ chức sáng qua (27/1), tại TP.HCM.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống hàng lậu hàng giả
Quản lý thị trường thu nộp ngân sách 396,7 tỷ đồng
Hà Nội liên tiếp bắt giữ hàng giả, hàng lậu

Hàng gian, hàng giả đánh chìm doanh nghiệp

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 16.826 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, trị giá vi phạm 191,7 tỷ đồng. So với năm 2013, số vụ phát hiện tăng 4.115 vụ, tương ứng tăng 32,4%. TP.HCM là trung tâm sản xuất hàng hóa lớn nhất nước, nhưng cũng là nơi trữ, bày bán, sản xuất các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu… đứng đầu cả nước.

Cơ quan chức năng kiểm tra một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm

Năm 2014, doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của TP.HCM đạt 655.365 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2013. Trong khi đó, qua kiểm tra chuyên ngành 7.154 vụ (tăng 3.659 vụ so với năm 2013), lực lượng quản lý thị trường Sở Công thương TP.HCM đã phát hiện 5.491 vụ vi phạm, trong đó có 1.718 vụ hàng cấm; 1.400 vụ hàng nhập lậu; 442 vụ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; 944 vụ vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và 391 vụ vi phạm điều kiện kinh doanh. Tổng số tiền thu được từ hàng hóa vi phạm là trên 88 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy là 11 tỷ đồng, hàng tịch thu chờ bán trên 36 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ông Phan Hoàng Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, năm 2014, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra chuyên ngành và liên ngành tới 18.737 vụ, tăng 3.381 vụ so với năm 2013. Tuy nhiên, những vụ việc phát hiện so với tình hình thực tế vẫn còn rất nhỏ.

Nói cách khác, hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm thương hiệu đang như nguồn sóng ngầm cuộn chảy và có thể làm chìm nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu tên tuổi bằng những thủ đoạn tinh vi.

Đó là chưa kể Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Do vậy, ngoài áp lực thuế suất giảm về 0%, vấn nạn lớn nhất mà doanh nghiệp phải giải quyết được chính là xử lý hàng gian, hàng giả.

Muốn chống hàng gian, hàng giả, phải đi từ nhân hiệu

Ông Đỗ Công Chính, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề xuất giải pháp chống hàng gian, hàng giả cần hình thành tổng đài tiếp nhận xử lý hàng gian, hàng giả của cục quản lý thị trường, cục hải quan để tiếp nhận và xử lý.

Ở góc độ người tiêu dùng, bà Dương Thủy, đại diện Travellive cho biết, xử lý hàng gian, hàng giả phải bắt đầu từ nhân hiệu. “Hàng hóa không có tội, gian, giả là do con người mà ra. Chúng ta kêu hàng gian, hàng giả, nhưng đã có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đứng lên sẽ thực hiện lời thề trung thành với chất lượng của thương hiệu?”, bà Dương Thủy nói và kể câu chuyện khi còn là phụ trách cửa hàng văn phòng phẩm có ký hợp đồng với tập Vĩnh Tiến là sản phẩm Việt Nam.

“Vào mùa khai trường, có khách hàng phát hiện tập Vĩnh Tiến bị cán giấy mỏng, tôi mang tập đến Đại lý Vĩnh Tiến thì nhân viên đại lý nói rằng, họ bị người tiêu dùng vu oan. Nhưng với các bằng chứng thuyết phục của người tiêu dùng, đại diện thương hiệu lại đổ thừa do bút bi rởm, nên mực viết lên giấy không đều… Doanh nghiệp còn không thật thà với chất lượng hàng hóa, thì làm sao có được sự ủng hộ từ người tiêu dùng”, bà Dương Thủy thẳng thắn.

Ông Nguyễn Văn Khỏe, Giám đốc Công ty Hiệp Hòa Bình cho rằng, các doanh nghiệp và cơ quan báo chí cần hợp tác để thông tin truyền thông tăng cường nhận diện, phân biệt hàng giả với hàng thật cho người tiêu dùng.

Rõ ràng, sự tồn tại của hàng gian, hàng giả là không thể phủ nhận trong bối cảnh kinh doanh hiện tại. Vì vậy, để xử lý, cần sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và người tiêu dùng. Trong đó, doanh nghiệp phải cam kết, tuân thủ đạo đức, chuẩn mực kinh doanh và phải chịu trách nhiệm pháp luật khi vi phạm; doanh nghiệp, cơ quan truyền thông cần hợp tác để tăng nhận thức phân biệt hàng gian, hàng giả; cơ quan chức năng phải đẩy mạnh giám sát và tăng cường biện pháp chế tải xử lý để nặng tính răn đe. Quan trọng nhất là người tiêu dùng phải tăng nhận thức để tự bảo vệ mình.

Doanh nghiệp tôn thép tuyên chiến với hàng giả

() Nhức nhối với hàng giả, trong khi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng chưa thật sự hiệu quả, các doanh nghiệp trong ngành tôn thép phải tự đứng lên tuyên chiến với vấn nạn này.

Sản xuất buôn bán thuốc giả, 2 giám đốc bị bắt khẩn cấp

CQĐT CATP Hà Nội ngày 11/11 đã ra lệnh bắt khẩn cấp 2 đối tượng Nguyễn Anh Văn (SN 1982), HKTT tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và Bùi Văn Hiệp (SN 1985), HKTT xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán tân dược giả.

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư