
-
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C
-
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô
-
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu
-
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba
-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Sáng 1/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam, tổ chức Hội thảo Rà soát Pháp luật Việt Nam với các Cam kết về Sở hữu trí tuệ trong EVFTA nhằm lấy ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia cho Dự thảo Kết quả Rà soát mà VCCI đã thực hiện.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất của Việt Nam, được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới thể chế pháp luật và kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Một trong những lĩnh vực của EVFTA được cho là sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới hệ thống pháp luật Việt Nam là các cam kết trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
![]() |
TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI công bố báo cáo Rà soát (Ảnh: K.T) |
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện đang thực hiện theo các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPS). Liên minh châu Âu (EU) là đối tác có thế mạnh trong sáng tạo và là một trong các nguồn xuất khẩu sản phẩm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó có những đòi hỏi cao hơn WTO về tiêu chuẩn bảo hộ cũng như các biện pháp thực thi các quyền sở hữu trí tuệ. Điều này thể hiện khá rõ trong kết quả đàm phán Chương về Sở hữu trí tuệ trong EVFTA - một trong những Chương lớn nhất của Hiệp định này.
Rà soát do VCCI thực hiện nhằm xác định các quy định khác biệt, chưa tương thích giữa pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ với các cam kêt cụ thể của EVFTA, từ đó đề xuất giải pháp sửa đổi pháp luật và thực thi từ góc độ của doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ Hiệp định theo cách thức có lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Kết quả Rà soát cho thấy những phát hiện khá thú vị, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp khả thi và mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, Rà soát cho thấy pháp luật Việt Nam hiện hành đã tương thích với đa số các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA ở cả 3 chế định lớn của Chương này là các nguyên tắc chung về bảo hộ sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ và các yêu cầu về biện pháp thực thi tại biên giới. Đối với các nghĩa vụ “đã tương thích” này, khi thực thi EVFTA, về nguyên tắc Việt Nam sẽ không phải điều chỉnh, sửa đổi hay bổ sung bất kỳ nội dung nào của các văn bản pháp luật hiện hành.
Dù vậy, cần lưu ý rằng rât nhiều nghĩa vụ trong EVFTA không chỉ bao gồm nghĩa vụ bảo hộ mà còn là yêu cầu bảo hộ “đầy đủ” (adequate), “hiệu quả” (effective). Trong khi đó, thực tế thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có nhiều bất cập, và có lẽ còn ở mức độ hiệu quả khá xa so với yêu cầu. Do đó, Nghiên cứu Rà soát khuyến nghị các cơ quan có thấm quyền tập trung vào công tác thực thi trên thực tiễn để đảm bảo thi hành hiệu quả các nghĩa vụ mà pháp luật Việt Nam “đã tương thích”.
Thứ hai, kết quả Rà soát cho thấy hiện chỉ có 4 cam kết mà pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ, bao gồm: (1) Quyền độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; (2) Quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 Chỉ dẫn địa lý của EU liệt kê trong EVFTA; (3) Cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành; và (4) Nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm.
Chú ý là đây chỉ là các quy định rất chi tiết mà pháp luật Việt Nam hiện chưa ghi nhận chứ không phải những chế định hay vấn đề lớn về pháp luật.
Thứ ba, Rà soát cũng chỉ ra một nhóm tương đối các cam kết trong EVFTA mà pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có quy định nhưng chưa hoàn toàn tương thích. Nhóm này bao gồm (1) Một số quyền phải ghi nhận đối với người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; (2) Một số biện pháp bảo hộ chi tiết nhằm chống lại hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền hay các thông tin quản lý quyền; (3) Một số tiêu chuẩn bảo hộ mới đối với kiểu dáng công nghiệp; (4) Một số yêu cầu tăng cường thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong triển khai các biện pháp dân sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với các trường hợp pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ hoặc không tương thích một phần với cam kết EVFTA, đề xuất của Nghiên cứu Rà soát là cần điều chỉnh, sửa đổi bổ sung pháp luật chung áp dụng cho mọi chủ thể thay vì xây dựng một văn bản riêng chỉ áp dụng cho EU. Quan trọng hơn, Nghiên cứu Rà soát nhấn mạnh đề xuất cần tăng cường công tác thực thi để đảm bảo tính nghiêm minh của các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tuân thủ một cách thực chất các cam kết EVFTA.

-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân -
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính -
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây