Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
GS. Trần Văn Thọ chỉ đích danh 3 nguy cơ của kinh tế Việt Nam
Khánh An - 03/03/2016 15:19
 
Ông Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế học Đại học Waseda, Tokyo đã chỉ đích danh 3 nguy cơ của kinh tế Việt Nam trong vòng 10 năm tới, đó là nguy cơ chưa giàu đã già, nguy cơ chuyển sang thời đại hậu công nghiệp quá sớm và nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình thấp.
.
GS. Trần Văn Thọ, tác giả Cuốn sách Cú sốc thời gian và Kinh tế Việt Nam

3 nguy cơ này được GS. Trần Văn Thọ điểm mặt trong cuốn sách Cú sốc thời gian và Kinh tế Việt Nam vừa được Nhà xuất bản Trí thức xuất bản với sự trăn trở rất lớn.

Đó là, Việt Nam chưa trải qua một thời đại "phát triển với tốc độ cao mặc dù đã ở trong giai đoạn dân số vàng. Với lợi thế của dân số vàng và lợi thế của nước đi sau, nhưng chưa có thời kỳ nào cả tỷ lệ đầu tư và TFP đều cao.

Đó là, công nghiệp hóa còn ở giai đoạn thấp nhưng có nguy cơ sớm chuyển sang thời đại hậu công nghiệp. Trào lưu mậu dịch tự do sẽ làm cho khuynh hướng đó mạnh hơn.

Nỗi lo lớn nhất mà ông Thọ dành nhiều dữ liệu để phân tích, đó là chỉ còn khoảng 10 năm là chấm dứt giai đoạn dân số vàng mà thu nhập đầu người còn rất thấp.

“Cùng trong giai đoạn dân số vàng, các quốc gia Đông Á đã đạt được thi nhập bình quân đầu người ở mức cao, Nhật Bản là 30.000 USD, Hàn Quốc khoảng 20.000 USD. Các nước ASEAN ở mức thấp hơn, nhưng Thái Lan cũng đã đạt khoảng 4.000 USD. Trong khi Việt Nam với các cách tính thì đến điểm kết thúc giai đoạn dân số vàng là 2020-2025, GDP đầu người ở kịch bản tốt nhất cũng chưa đến 2.000 USD (tính theo giá gốc năm 2005)”, ông Thọ phân tích khi nói về nỗi lo “chưa giàu đã già” đang hiển hiện.

Khi nói về chủ đích khi viết cuốn sách này, ông Thọ thẳng thắn muốn làm cho người có trách nhiệm với đất nước phải bị sốc khi nhìn lại 40 năm qua và cảnh báo một cú sốc khác sẽ đến trong tương lai nếu không đề cao chủ nghĩa phát triển để có những cải cách mạnh mẽ và triệt để.

“Tôi nghĩ Việt Nam đang rất cần những người lãnh đạo có tinh thần yêu nước, có sứ mệnh và quyết tâm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia thượng đẳng và ý thức sâu sắc các nguy cơ nói trên. Mũi đột phá có thể bắt đầu tư bộ máy hành chánh, thay đổi quy trình tuyển chọn và đề bạt quan chức, biện pháp cụ thể và triệt để chống tham nhũng, lãng phí”, GS Thọ nói.

Ông cũng nhắc đến lộ trình xây dựng tư bản dân tộc, “tốt nghiệp ODA sớm, chấm dứt xuất khẩu lao động...

“Cam kết chính trị về mấy chỉ tiêu này sẽ là áp lực để cải cách hành chánh, chống tham nhũng, lãng phí”, ông Thọ đề xuất.

“Đúng là cho đến thời điểm này, chúng ta chưa ý thức đầy đủ về yếu tố thời gian, chưa nhận thấy những tổn thất to lớn khi để lỡ cơ hội vàng trong suốt thời gian dài. Không phủ nhận những thành quả của đổi mới, nhưng 30 năm quả là quá dài. Nhiều nước ở Đông Á với chỉ trên dưới 15 năm đã chuyển hẳn vị thế của đất nước trên bình diện quốc tế. Vơi những thuận lợi như ở vào thời đại dân số vàng, ở giữa dòng chảy của tư bản và công nghệ, tri thức kinh doanh tại vùng năng động nhất thế giới mà Việt Nam không tạo ra được kỳ tích phát triển như họ. Đó là điều mà mỗi người dân Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc không khỏi bùi ngùi, đau xót”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Báo cáo Việt Nam 2035 xác định kinh tế Việt Nam đang ở đâu
Báo cáo Việt Nam 2035, với chủ đề Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ chính thức được công bố sáng 23/2 tại Hà Nội. Phó...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư