-
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên -
Tiếp tục phân cấp chủ trương đầu tư, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm -
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý
Biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được Bộ Công Thương xác định từ 4,43% đến 25,22%. |
Ngày 21 tháng 12 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3390/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với các doanh nghiệp Trung Quốc từ 4,43% đến 25,22%. Ngày có hiệu lực của Quyết định này là 28/12/2020.
Trước đó, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của đại diện ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc vào ngày 03 tháng 9 năm 2019. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.
Vì diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và một số vấn đề cần làm rõ liên quan đến phạm vi sản phẩm, ngày 21 tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2240/QĐ-BTC về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với thép cán nguội.
Do không thể tiến hành điều tra tại chỗ các công ty sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, Bộ Công Thương đã gửi bản câu hỏi thẩm tra và tạo điều kiện cho các công ty sản xuất, xuất khẩu nước ngoài cung cấp thêm các thông tin, tài liệu để giải thích, làm rõ cho các nội dung đã cung cấp ở giai đoạn sơ bộ và nêu ý kiến, quan điểm đối với vụ việc.
Quy trình điều tra đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện bắt buộc theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cụ thể là kết quả điều tra cho thấy có tồn tại 3 yếu tố: (i) Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; (ii) Có sự đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, và (iii) Hành vi bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn tới đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy, trong thời kỳ điều tra, lượng nhập khẩu thép cán nguội bị điều tra lên tới 272.073 tấn, chiếm 65,5% tổng lượng nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam.
Số liệu nhập khẩu cho thấy có sự gia tăng tuyệt đối và tương đối đối với lượng nhập khẩu thép cán nguội bị điều tra so với lượng sản xuất tại Việt Nam. Sự gia tăng này là nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa tương tự của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Ngành sản xuất trong nước đang bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể, thể hiện ở hầu hết các chỉ số, đặc biệt là các chỉ số về lợi nhuận, tồn kho và thị phần. Bên cạnh đó, biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được xác định là từ 4,43% đến 25,22%.
Trên cơ sở kết quả điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức đối với sản phẩm thép cán nguội từ Trung Quốc để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước do tác động từ lượng lớn các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu đang được bán phá giá vào Việt Nam sau khi cân nhắc hài hòa giữa quyền lợi của ngành sản xuất trong nước, lợi ích của các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm thép cán nguội.
Đối với một số sản phẩm thép cán nguội đặc biệt được đề nghị xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp CBPG, Bộ Công Thương sẽ có thông báo tiếp nhận hồ sơ miễn trừ theo quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BCT.
Theo quy định, biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày Quyết định 3390/QĐ-BCT có hiệu lực. Hàng năm, các bên liên quan có thể nộp hồ sơ yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành điều tra, rà soát lại về vấn đề phạm vi sản phẩm, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà xuất khẩu mới hoặc mức thuế hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.
-
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 9 tháng năm 2024 -
Đánh giá thực chất tình hình kinh tế - xã hội 2024 -
Mua điện gió từ Lào không quá 6,4 UScent/kWh -
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá