
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Giải mã ẩn số
Lợi thế rất lớn của Bình Dương là tiếp giáp với thị trường bất động sản TP.HCM sôi động. Ngoài ra, Bình Dương là cầu nối của trục hành lang kinh tế TP.HCM với các tỉnh Tây Nguyên. Năm 2018, TP.HCM công bố kế hoạch phát triển tuyến đường sắt trên cao Metro số 1 nối Bình Dương vào trung tâm TP.HCM.
![]() |
Thị trường bất động sản Bình Dương trong năm 2019 cần sự bùng nổ của doanh nghiệp bên ngoài tỉnh |
Trong quy hoạch liên kết vùng TP.HCM mở rộng, Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là tiểu vùng đô thị trung tâm, gồm TP.HCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương).
Trong khi đó, Bình Dương là tỉnh có quỹ đất rộng lớn và sạch, có thể phát triển các dự án bất động sản ngay cạnh TP.HCM, đáp ứng được nhu cầu ở thực của cư dân địa phương và người dân TP.HCM.
Ngoài ra, Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, hiện có hơn 1 triệu công nhân làm việc tại Bình Dương và phần đông có nhu cầu nhà ở tại địa phương này.
Nhu cầu lớn, hạ tầng giao thông kết nối hoàn thiện, nhưng giá đất tại đây thấp hơn TP.HCM rất nhiều. Chẳng hạn, dự án tại quận Thủ Đức (TP.HCM) hiện có giá 40 - 70 triệu đồng/m2, thì tại huyện Dĩ An bên cạnh đó, giá đất dự án chỉ 15 - 40 triệu đồng/m2.
Năm 2018, nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn tại TP.HCM đã đổ bộ vào Bình Dương, như Him Lam Land với Dự án Him Lam Phú Đông; Phú Đông Group với dự án chung cư đầu tiên tại tỉnh này (gồm hơn 600 căn hộ chung cư cao cấp). Mới đây nhất, Vingroup, Cát Tường Group, Kim Oanh, Quốc Cường Gia Lai cũng đã có động thái quan tâm đến bất động sản Bình Dương.
Vẫn cần sự đột phá từ dự án lớn
Giới phân tích cho rằng, Bình Dương đã hội tụ đủ các yếu tố để thị trường đi lên, nhưng vẫn cần sự đột phá đến từ những dự án lớn - cái mà thị trường khác có, song Bình Dương chưa có. Minh chứng là, Đồng Nai có các dự án Long Hưng, Biên Hòa New City, KingBay tại Nhơn Trạch… với diện tích đều trên 50 ha; Long An với các dự án Cát Tường Phú Sinh, Phuc An City, khu đô thị 5 sao…. rộng trên 100 ha.


Trong khi đó, tại Bình Dương, ngoài Dự án Khu đô thị thành phố mới rộng khoảng 1.000 ha nằm quá xa TP.HCM, thì ở những vị trí đắc địa như TP. Thủ Dầu Một, huyện Dĩ An… lại không có dự án lớn nào.
Bên cạnh đó, ở thị trường các tỉnh khác luôn có tên tuổi của những doanh nghiệp bất động sản lớn như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh…, thì Bình Dương lại thiếu vắng những thương hiệu như vậy. Ngoài ra, thị trường này không đi nhiều vào thị phần đất nền hay nhà phố, mà chủ yếu tập trung vào phân khúc chung cư. Trên thực tế, quỹ đất tại đây rộng lớn, giá rẻ, người dân đa phần là công nhân, thu nhập thấp, nên không phù hợp ở nhà chung cư.
Báo cáo của Công ty Him Lam Land và Phú Đông Group cũng cho biết, tại các dự án chung cư của họ bán ra, 90% khách hàng đến từ TP.HCM, trong khi người dân ở Bình Dương ít mặn mà với chung cư.
Ông Trần Khắc Thạch, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bình Dương cho rằng, thị trường bất động sản Bình Dương trong năm 2019 cần sự bùng nổ của doanh nghiệp bên ngoài, thay vì chỉ đợi các thương hiệu cũ như Becamex. Bên cạnh đó, cần có dự án lớn, đi đúng vào tâm lý của người dân tỉnh, đó là đất nền hiện hữu với giá rẻ và tiện ích hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân tỉnh Bình Dương hiện nay.
“Để làm được điều này, điều quan trọng nhất là việc tạo quỹ đất cho doanh nghiệp cùng cơ chế cấp phép dự án thoáng hơn và hợp lý hơn, nhằm giúp thị trường bất động sản của tỉnh đón lõng cuộc rút chạy khỏi thị trường TP.HCM của các doanh nghiệp địa ốc TP.HCM”, ông Thạch nói.
-
Vĩnh Phúc giải quyết được nhiều tồn tại về đất đai dự án -
Mở rộng nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Quảng Ninh -
M&A bất động sản để cộng hưởng và gia tăng giá trị -
Dự án cao cấp hút khách nhờ slot đỗ xe định danh -
Masterise vào Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 ngay trong năm đầu tiên được đề cử -
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cá nhân không được làm môi giới độc lập -
Siết quản lý, loại chủ đầu tư “tay không bắt giặc”
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới