-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
Chuyện người trẻ đi mua nhà
Sáng thứ Bảy của một ngày đầu Hè, chị gọi điện thông báo đã nhận được nhà và mời hai vợ chồng tôi tháng sau sang dự lễ nhập trạch. Nhà chung cư ngoại ô, 55 m2 có 2 phòng ngủ, giá 1,3 tỷ đồng không hơn không kém.
Người ta tay trắng mua nhà tiền tỷ coi như báu vật, nâng lên hạ xuống trăm lần chưa dám quyết. Chị sau một tuần thì đã có nhà. Quyết đoán và dám mạo hiểm. Ðức tính mà Honda và Henry Ford tôn trọng. Vậy mà sáng thứ Bảy tuần trước ngồi ăn bún vỉa hè, tôi với chị vẫn còn chung mơ ước về một căn ‘hộp’ nhỏ xinh đâu đó cho chính gia đình mình. Sáng nay, nghe giọng hào sảng trong điện thoại từ chị, tôi nghe lòng day dứt. Sao chị vội vàng?
Người tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp như chúng tôi, dù sang dù hèn, dù ngồi được vào chiếc ghế nào đi nữa vẫn luôn bất an và lo sợ một ngày nào đó sẽ bị thành phố “đá đít” mình. Có lẽ đó là lý do mà mơ ước có một ngôi nhà luôn chảy bỏng trong chúng tôi.
Từ chỗ tôi ra đến khu chung cư chị sống mất chừng 30 - 40 phút nếu đi vào… 2h sáng. Còn từ 7h trở đi thì thời gian gấp hai lần, tức khoảng 1h45 phút - bằng thời gian xem hết một bộ phim.
Tòa chung cư chị ở thuộc loại trung bình, cao 32 tầng, giá tầm 20 triệu đồng/m2. Một sàn gồm 8 căn hộ, tính ra khu chung cư này có 256 căn. Mỗi nhà bình quân 4 người, tổng khu chung cư này có 1.024 nhân khẩu (có xông xênh một chút). Xung quanh cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện, nên còn ngổn ngang. Xe máy chồng chéo trước sân nhỏ.
Chị mặc bộ váy hoa như thiếu nữ thập niên 70 đon đả đưa tôi lên tới tầng 6. Nơi sẽ tiêu tốn hết tuổi trẻ và lương thưởng 10 năm tiếp theo của chị.
Chỗ này tuy hơi xa trung tâm thành phố, con cái đi học sẽ bất tiện hơn trước, nhưng được cái tối về yên tĩnh, con có sân để chơi, bố mẹ có công viên đi dạo và đặc biệt, chị nhảy thách lên: “Không bố con đứa nào đuổi được tao nữa rồi nhé”, rồi cười hề hề.
20 phút thấy câu chuyện đã đến độ mặn, tôi mới gạn hỏi chị lấy tiền ở đâu mà xoay xở nhanh thế. Chị bảo, đi vay chứ đào đâu ra. Này nhé, 500 triệu 2 vợ chồng tích cóp mấy năm nhờ cái chức trưởng phòng quèn của lão chồng già. 500 triệu bố chồng cắm sổ hưu vay ngân hàng. Còn 300 triệu mượn bà dì tính lãi suất như cắt cổ. Chỉ có điều, người nhà dễ lần lữa hơn.
Thú thực, những đứa tay trắng lên thành phố lập nghiệp như chúng tôi, thì việc sở hữu căn nhà lần đầu vừa là mơ ước, vừa là gánh nặng.
“Chúng mình bây giờ thường cảm thấy kinh hoàng với tốc độ của thời gian. Dù tao với mày còn xa cái tuổi 30 lắm lắm, dù tao với mày chưa đi qua được bao nhiêu phần của cuộc đời. Không chỉ mày, mà bố mẹ tao còn ngỡ ngàng với quyết định này”, chị tâm sự.
Theo chị, đời con gái chỉ có 3 việc quan trọng: có một công việc ổn định, một người tử tế lấy làm chồng và một cái chỗ chui ra chui vào dù to dù nhỏ.
Chị chia sẻ, cái tuổi 27 như chị không già cũng chẳng còn trẻ. Công việc đã ổn định. Chồng có bị đuổi việc vẫn có cái mà nhai. “Vậy là xong 2 việc. Còn cái nhà và đẻ thằng cu, con hĩm là tao hết nợ với đời. Lấy chồng 3 năm chuyển nhà 4 lần thì 3 lần là bị đòi, mình phải đi đâu giữa cái thành phố quá nửa là dân nhập cư thuê nhà như mình đây”, chị nói.
Vậy là chị cũng mua được nhà. Một tòa chung cư với số dân lên tới cả ngàn người giống như một ngôi làng của người Việt. Chỉ có điều hàng xóm giờ đây có thể ở trên đầu hoặc dưới chân mình. Chị nói, mai sẽ đi nhập khẩu cả gia đình về “cái hộp” này, thêm 2 đứa con nhà dì gửi gắm nữa cho chúng nó “có số có má” ở thành phố.
Chị cho biết, trước khi quyết định mua nhà, chị cũng lên nhiều diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm mua nhà, rồi thủ tục vay vốn ra sao, chọn chủ đầu tư thế nào cho “xứng tầm”. Rất rất nhiều ý kiến với giọng điệu rất khác nhau: xót xa và lo thương có, căm uất và hằn học có, tỉnh táo và điềm đạm có. Họ bàn luận rất sôi nổi chẳng biết có mua được gì hay không, nhưng tất cả đều quên mất một quy luật căn bản của tự nhiên: “người tính không bằng trời tính”. Theo chị, suy tính nhưng phải thoáng, đó là sự khiêm nhường dành chỗ cho trời tính, không phải người nào cũng hiểu được điều này.
Trâu buộc hay ghét trâu ăn, phương châm chủ yếu là đôi bên cùng có lợi là mua, chứ tin gì mấy lời tán thưởng. Cứ có một chỗ mà neo đính là an toàn nhất, thế thôi. Nghĩ nhiều mà làm gì.
Và những giá trị sống đích thực
“Nhưng em đọc báo thấy một tỷ phú người Mỹ cho rằng, vì sao phải mua một ngôi nhà đẹp để định cư trong khi bạn có thể dùng tiền đó đầu tư vào chính bản thân mình hoặc công việc kinh doanh sinh lời thay vì biến tiền thành tiền “chết”?”, tôi hỏi chị.
Chị trả lời, mỗi người có một cách nghĩ khác nhau. Có thể một số nghĩ rằng phải an cư mới lạc nghiệp, còn một số khác thì nghĩ sự nghiệp là quan trọng hơn. Nhưng với suy nghĩ của chị, mua một căn nhà không hẳn là lãng phí, vì nó là tài sản cả đời. Mình không ở thì cho thuê làm văn phòng, nếu muốn kinh doanh thì khỏi cần đi thuê nữa. Như vậy cũng tạo được niềm tin với khách hàng, vì có nhà cửa đàng hoàng. Chứ ngay cả cái nhà cũng không có để ở và vẫn còn lang thang tìm chỗ thuê trọ, thì ai có thể đặt niềm tin để làm ăn với mình?
Hà Nội tuy không phải là nơi để mơ, vì có rất nhiều giấc mơ không thể lớn lên ở Hà Nội. Nhưng, Hà Nội vẫn là nơi để chờ và để mong nhớ. Mấy năm gần đây, chỉ rời xa Tháp rùa vài cây số là người ta đã va mắt vào một loạt các chung cư từ sang trọng đến bình dân. Tháp rùa ngơ ngác đứng đó nhìn Hà Nội bị bủa vây tứ phía là nhà trọc trời. Người ta choáng ngợp trước những cơ hội vay tiền mua nhà. Một số rụt rè, một số liều mình, nhưng chẳng thấy ai tự tử vì nợ sau khi có nhà cả.
Bây giờ người trẻ thường hay bận rộn, rồi đi công tác, về quê. Nên chọn những nơi có tiện ích đầy đủ như trường mẫu giáo, sân chơi cho con, siêu thị, công viên, chỗ tập gym… có bảo vệ, an ninh và môi trường tốt là được rồi. Điều này vừa tốt cho giá trị sống của mình, cho con cái mình, vừa yên tâm và an toàn cho căn nhà và tài sản khi mình vắng nhà.
Ông bà cha mẹ chúng ta không đi đây đi đó nhiều như con cháu bây giờ, nên trước đây căn nhà vừa là niềm vui, vừa là nơi chôn chặt nỗi buồn tuổi già. Còn bây giờ, nếu ta muốn bay nhảy thì có lẽ căn nhà sẽ là cái xích. Rồi chúng ta sẽ nghĩ liệu mình có thể yên tâm lập nghiệp ở cái nơi tiêu hết tiền lương thưởng của 10 năm tuổi trẻ không? Ngôi nhà đó phải đáp ứng được gì?
“Nhưng hạnh phúc là một sự đấu tranh em ạ, nếu em không tranh đấu, em đâu có biết mình hạnh phúc. Sự lập thân lập nghiệp của mỗi người đều giống nhau, mục đích trực tiếp là làm giàu, là tìm kiếm hạnh phúc. Khác nhau có chăng chỉ ở cách làm, quan niệm về sự giàu có, tâm tính khác nhau, trí tuệ khác nhau…, mỗi người một vẻ mà thôi. Nếu mua nhà khiến em hạnh phúc hơn thì hãy cứ mạnh dạn nói với chồng “anh ơi em muốn mua nhà”, rồi xách tiền mà lên đường đi thôi”, chị nói.
-
Bất động sản Hoài Đức tăng nhiệt, dự án nào là “bom tấn” đầu tư 2021? -
Nghệ An sắp có thêm khu công nghiệp rộng 265 ha -
Thủ tướng Chính phủ quyết chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng hai khu công nghiệp -
Hưng Yên: Điều chỉnh quy hoạch dự án KĐT 10.000 tỷ đồng, 9 năm vẫn "nằm trên giấy" của Công ty Xuân Cầu -
Hiện thực giấc mơ đô thị ven sông Hồng -
Grand World Phú Quốc có “vượt mặt” các “ông trùm” du lịch Sentosa hay Ibiza? -
Long An được phép chuyển hơn 40 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3