-
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần
TIN LIÊN QUAN | |
VP6 Linh Đàm: Tiền “chênh” khủng vào túi ai? | |
Cơ hội và rủi ro khi thế chấp nhà 'trên giấy' | |
“Cháy” căn hộ cao cấp diện tích nhỏ | |
Môi giới sống khỏe với căn hộ giá rẻ chênh cao |
CT1 Trung Văn sau khi chính thức được chủ đầu tư mở bán, mức chênh so với giá gốc đã được “cò” đẩy lên từ 100 - 300 triệu đồng/căn hộ |
Hù dọa khan hàng, tăng giá
Sau 3 năm thị trường địa ốc lao dốc, đội ngũ môi giới (hay còn gọi là “cò” nhà đất) đã chịu sự thanh lọc khá nghiệt ngã. Phần lớn lực lượng này đã phải chuyển nghề. Nhiều nhà môi giới còn bám trụ với nghề phải tìm thị trường ngách, như môi giới nhà cho thuê hay môi giới văn phòng cho thuê để kiếm sống. Năm thì mười họa, may mắn lắm, “cò” mới bán được một căn hộ, nhưng tiền công môi giới kiếm được cùng lắm cũng chỉ từ 3 - 5 triệu đồng.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, thị trường có dấu hiệu tăng thanh khoản, đặc biệt, khi phân khúc nhà giá rẻ, diện tích nhỏ được khách hàng săn đón, nhiều người phải mua với giá chênh, thì nhà giá rẻ đã trở thành mỏ vàng của nhà môi giới. Đội ngũ “cò” nhà đất nhờ vậy được dịp tung đủ chiêu trò để kênh giá kiếm lời.
Anh Nguyễn Thanh Hải, một khách hàng mua căn hộ tại Dự án 136 Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) đã kể cho phóng viên về hành trình tìm hiểu mua căn hộ tại dự án này. Chuyện là, nghe nói căn hộ tại Dự án 136 Hồ Tùng Mậu có giá khởi điểm chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2, rẻ nhất khu vực, vợ chồng anh Hải muốn mua một căn hộ để an cư. Song, vì mức chênh so với giá gốc quá lớn, khoảng 2,5 triệu đồng/m2, nên vợ chồng anh đã bỏ cả buổi để la cà khảo giá tại các đơn vị quảng cáo bán căn hộ, những mong tìm được một đại lý bán với giá chênh phải chăng. Thế nhưng, có mặt tại đơn vị môi giới nào, anh Hải cũng được nhân viên môi giới dọa dẫm mua nhanh kẻo “mai kia giá còn tăng nữa”.
Sợ giá tăng, vợ chồng anh đã đánh liều mua một căn hộ. Thế nhưng, một tháng sau đi khảo giá lại, anh Hải phát hiện giá bán vẫn giữ nguyên, khiến anh có cảm giác như mình bị lừa!
Trao đổi với PV mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc sàn giao dịch Phú Quý Land từng thốt lên rằng: “Căn hộ bây giờ cứ phải có tí tiền chênh mới dễ bán (!). Theo ông Hà, cùng một dự án căn hộ, nhưng nếu đưa ra giá gốc có khi chẳng có khách hỏi mua, nhưng cứ có thêm tiền chênh, dự án lại thu hút được nhiều khách hàng quan tâm.
Trên thực tế, hù dọa khách hàng là thị trường đang khan hàng, căn hộ sẽ tăng giá để đẩy mức chênh lệch kiếm lời đã trở thành chiêu trò được áp dụng rất phổ biến trong giới “cò” đất thời gian gần đây. Trong khi đó, khách hàng lại có tâm lý cho rằng những dự án có giá chênh là đang hút hàng, không mua ngay sẽ lỡ nên thường tìm đến những dự án có dạng này để mua.
Rao bán khống căn hộ
Cách đây không lâu, khi Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên còn chưa mở bán căn hộ Dự án VP6 Linh Đàm, thị trường căn hộ đã loạn thông tin rao bán căn hộ tại dự án này với tiền chênh… thấp nhất. Có phóng viên còn tò mò đến phỏng vấn chủ đầu tư về hiện tượng này và được chủ đầu tư khẳng định là chưa chính thức bán hàng.
Cũng tương tự như vậy, khi đơn vị phân phối độc quyền Dự án CT1 Trung Văn còn chưa chính thức bán hàng, hàng loạt sàn giao dịch cũng đã đua nhau đăng tin rao bán căn hộ dự án này với giá chênh thấp nhất thị trường.
Đem câu chuyện nhà môi giới “cầm đèn chạy trước… chủ đầu tư”, rao bán khống căn hộ kể với giám đốc một sàn giao dịch thì vị này tủm tỉm giải thích, đây chỉ là một chiêu thức bán hàng của đơn vị môi giới.
Theo vị giám đốc này, nhờ việc bán khống sản phẩm, “cò” nhà đất có thể lấy được thông tin của khách hàng cũng như đo mức độ quan tâm của thị trường đối với sản phẩm, để đẩy giá cao hay thấp khi sản phẩm chính thức được tung ra thị trường.
Trên thực tế, cả hai dự án VP6 Linh Đàm và CT1 Trung Văn, sau khi chính thức được chủ đầu tư mở bán, mức chênh so với giá gốc đã được “cò” đẩy lên từ 100 - 300 triệu đồng/căn hộ. Đây là số tiền không nhỏ, nếu so với tổng giá trị căn hộ và thu nhập của người có nhu cầu mua nhà. Phần lớn số tiền này được cho rơi vào túi “cò” nhà đất.
Thế mới biết, một khi thông tin về thị trường nhà đất còn chưa minh bạch, tình trạng loạn giá chênh vẫn diễn ra, thì một bộ phận “cò” nhà đất lại “thừa nước đục” kiếm bẫm!
“Tam chiêu” làm giá địa ốc Thị trường căn hộ vừa có dấu hiệu tan băng đã được đội ngũ môi giới “đánh lên” với khoản tiền chênh từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ. Người mua không thận trọng rất dễ “sập bẫy” các chiêu làm giá này. |
Phương Anh (Đầu tư Bất động sản)
-
Nghịch lý thị trường căn hộ thời Covid-19 -
Thị trường bất động sản: Mùa “shopping” dự án đến gần -
Thị trường bất động sản sẽ phân hóa mạnh khi trở lại -
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã “cạn tiền” -
Doanh nghiệp địa ốc: Vững gốc rễ để vượt qua giông bão -
Thị trường bất động sản: Căn hộ cao cấp, hạng sang sẽ giảm giá -
Đất nền phía Bắc “sáng cửa” giữa mùa dịch
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam