
-
Gia đình đông con sắp được hưởng ưu đãi nhà ở xã hội?
-
Dự án nhà ở xã hội chậm triển khai, Bình Định cân nhắc gia hạn hoặc thu hồi
-
Bộ Xây dựng đốc thúc các địa phương tăng tốc triển khai nhà ở xã hội
-
Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê -
TP.HCM xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội -
Bất động sản Thái Bình hưởng lợi gì sau khi hợp nhất với “thủ phủ” công nghiệp Hưng Yên -
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
![]() |
Báo cáo của Colliers Việt Nam cho thấy, giá thuê bất động sản công nghiệp tại hai thị trường lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM đều tăng.
Cụ thể, tại Hà Nội, giá thuê trung bình quý II/2020 đạt khoảng 151 USD/m2/kỳ, tăng 9% so với quý trước. Lý do tăng giá là bởi nhu cầu vẫn tăng trong khi nguồn cung không đổi.
Trên thực tế, Hà Nội có tới hơn 50% số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100%. Trong đó, Bắc Từ Liêm và Long Biên là 2 khu vực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì hầu hết các khu công nghiệp nằm ở đây.
Hiện nay, Hà Nội có 10 khu công nghiệp đang hoạt động, cung cấp 2.000 ha diện tích cho thuê, con số này dự kiến sẽ tăng lên 3.500 ha trong thời gian tới. Chương Mỹ, Thạch Thất và Đông Anh là những khu vực có nguồn cung chủ lực, khi chiếm tới 68% tổng diện tích. Đối với các cụm công nghiệp, hiện đang có 70 cụm (tổng diện tích 1.337 ha) với 3.100 nhà máy.
5 trong số 11 khu công nghiệp mới dự kiến sẽ được mở vào cuối năm 2021. Theo kế hoạch trước đó, có 9 cụm mới gia nhập thị trường vào quý I/2020 nhưng phải hoãn lại do tác động của Covid-19.
Còn tại TP.HCM, giá cho thuê trung bình đối với đất công nghiệp tăng lên 162 USD/m2/kỳ, cao hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về nhà xưởng, giá cho thuê cũng tăng khoảng 5 USD/m2/kỳ. Tỷ lệ lấp đầy đạt được 85%.
Hiện tại, thành phố có 18 khu công nghiệp, cung cấp gần 3.700 ha đất công nghiệp cho thuê. Từ tháng 5/2019, thành phố đã trình Chính phủ phê duyệt dự án khu công nghiệp mới ở Bình Chánh (rộng hơn 380 ha). Tuy nhiên, dự án chưa được phê duyệt, trong đó, có lý do từ dịch Covid-19.
Ông Terence Alford, Giám đốc Phòng Thị trường vốn và Dịch vụ đầu tư Colliers Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến mới của các nhà đầu tư châu Á. Đặc biệt, với việc 57 công ty Nhật Bản sẽ nhận được tổng cộng 57,4 tỷ yên (536 triệu USD) trợ cấp từ Chính phủ và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đây sẽ là một cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp của Việt Nam.
“Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam có khả năng sẽ đón nhận nhiều nhu cầu hơn từ các công ty Nhật Bản trong vòng 6 đến 12 tháng tới do các chương trình cam kết tài trợ của Chính phủ Nhật Bản”, ông Terence Alford nhấn mạnh.
-
Khi các “ông lớn” bất động sản kêu cứu - Bài 3: Khẩn khoản xin được tính tiền để nộp ngân sách -
Doanh nghiệp, nhà đầu tư địa ốc quay về phố lớn -
Kiếm tìm “nhà” ở biển tại trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam -
Giải mã nguyên nhân khiến BĐS Hòa Bình hấp dẫn giới đầu tư Hà Nội -
Khi các “ông lớn” bất động sản kêu cứu - Bài 2: Tê liệt vì chờ rà soát pháp lý -
CEO Cushman & Wakefield Việt Nam: Bất động sản công nghiệp hấp dẫn nhất năm 2022 -
Chủ tịch Shinec Phạm Hồng Điệp: Chờ đợi sự thay đổi tích cực, nhanh hơn ở chính sách bất động sản công nghiệp
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Shanghai Electric nỗ lực trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy sự hòa hợp với thiên nhiên
-
Binggrae mở rộng hiện diện tại Đông Nam Á
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên