-
Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại -
Điều chỉnh giá đất chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngắn hạn -
Keppel bán vốn trị giá 8.500 tỷ đồng tại dự án Saigon Sports City và Saigon Centre -
An Giang: Lượng giao dịch bất động sản thấp -
Ninh Thuận chỉ còn 2 dự án chưa thực hiện xác định giá đất trong năm 2024 -
Đất Chương Mỹ (Hà Nội) sau "hạn" ngập lụt: Có nơi giảm kịch sàn vẫn vắng khách -
Liệu giá nhà có giảm, khi đánh thuế bất động sản thứ hai?
Hạ tầng đang bứt tốc hoàn thiện
Cho tới thời điểm này, hình hài tuyến đường dài 35 km nối TP. Thanh Hóa đi sân bay Thọ Xuân đã khá rõ nét. Được đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng, công trình được thiết kế 4 làn xe cơ giới và có thể mở rộng thêm 2 làn trong tương lai. Khi hoàn thành, việc di chuyển từ TP. Thanh Hóa tới sân bay Thọ Xuân và ngược lại sẽ chỉ mất chưa tới 1 giờ đồng hồ. Điều này thực sự có ý nghĩa, khi theo quy hoạch, cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân sẽ đón 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030. Trên thực tế, nhiều chặng bay mới từ Thọ Xuân tới TP.HCM, Phú Quốc, Đà Lạt, Đà Nẵng... cũng đã được vận hành.
Hạ tầng Thanh Hóa đang được đầu tư mạnh mẽ, trong đó có tuyến đường từ TP. Thanh Hóa đi sân bay Thọ Xuân sắp hoàn thiện (Nguồn ảnh: VOV) |
Thêm vào đó, Thanh Hóa dự kiến sẽ có nhiều tuyến đường trọng điểm, có mức vốn đầu tư cao đi vào vận hành. Mạng lưới giao thông đường bộ sẽ ngày càng dày đặc hơn, với 43 dự án giao thông có tổng vốn đầu tư gần 35.000 tỷ đồng đang được triển khai từ nay tới năm 2025. Đi lại từ khu vực biên giới, từ miền núi xuống đồng bằng, vùng biển trong nội tỉnh Thanh Hóa sẽ không còn “điểm nghẽn”, đảm bảo hoạt động kinh tế thông suốt.
Theo các chuyên gia, huyết mạch giao thông chính là sợi dây giúp thu hẹp khoảng cách giữa Thanh Hóa với các với các đầu tàu kinh tế của cả nước. Sắp tới, di chuyển từ TP. Thanh Hóa hay Sầm Sơn tới Hà Nội chỉ mất chưa tới 2 giờ đồng hồ, khi cao tốc Thanh Hóa – Ninh Bình, một phần của cao tốc Bắc – Nam đi vào hoạt động.
Có thể thấy, Thanh Hóa đang dồn lực đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Minh chứng là nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển, như ở giai đoạn 2016 – 2020 lên tới 610 nghìn tỷ đồng, gấp 1,86 lần giai đoạn 2011 – 2015. Con số này cao nhất trong các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 5 cả nước. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, phát triển hạ tầng giao thông cũng là một trong 3 khâu đột phá chiến lược, giúp Thanh Hóa khắc phục những điểm nghẽn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Dọn ổ đón đại bàng
Hạ tầng giao thông đi trước sẽ góp phần đánh thức nhiều tiềm năng còn đang ngủ yên của Thanh Hóa. Địa phương này đang hội tụ rất nhiều động lực phát triển các ngành kinh tế như: cơ cấu dân số vàng, nằm tại vị trí cửa ngõ “vào Nam, ra Bắc”, diện tích rộng lớn, địa bàn trải dài từ vùng núi – đồng bằng – vùng biển. Trên thực tế, 4 trung tâm kinh tế đã hình thành ngày càng rõ nét trên địa bàn, gồm: TP. Thanh Hóa - Sầm Sơn; trung tâm phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn); phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) và phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng).
Ngoài ra, Thanh Hóa cũng đang tạo lập chính sách thu hút đầu tư, tạo cú hích cần thiết. Trong 5 yếu tố cạnh tranh mà Thanh Hóa vận dụng, quy trình nhanh gọn và cơ chế hấp dẫn là các tiêu chí đầu tiên. Với phương châm “Doanh nghiệp thành công – Thanh Hóa phát triển”, bất kể nhà đầu tư nào cũng đều được chính quyền đồng hành và cam kết, từ khâu lựa chọn địa điểm phù hợp, tới thực hiện các thủ tục liên quan; đảm bảo tiên độ giải phóng mặt bằng; đầu tư hạ tầng đường đến chân hàng rào dự án hay tháo gỡ mọi vướng mắc phát sinh.
Nhiều nhà đầu tư hiện diện đã làm thay đổi diện mạo đô thị Thanh Hóa |
Nhờ “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, tỉnh đang đón một làn sóng đầu tư lớn chưa từng có, với sự góp mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. Trong quý 1 năm nay, Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) đã đề xuất đầu tư khu công nghiệp quy mô khoảng 150 ha với mức vốn 1,3 tỷ USD. Trước đó, vào tháng 6 năm ngoái là Milennium Energy (Hoa Kỳ) ngỏ ý đầu tư xây dựng nhà máy phát điện bằng khí hóa lỏng với quy mô vốn lên tới 5 tỷ USD.
Các doanh nghiệp trong nước cũng không chậm chân trong việc chớp thời cơ vàng. Cùng với những doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Sungroup, T&T,, BRG group... đã hiện diện tại Thanh Hóa. Đặc biệt, những dự án đã thành hình với phong cách khác biệt như Vinhomes Star City đang tạo nên một diện mạo mới cho mảnh đất Lam Kinh. Điều này kéo theo thị trường bất động sản tại đây ghi nhận mức tăng giá kỷ lục trong năm qua.
Trong thời gian ngắn tới đây, khi làn sóng đầu tư duy trì đà tăng trưởng ổn định, Thanh Hóa sẽ “cất cánh” trở thành một trong những địa phương phát triển hàng đầu cả nước, mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nhanh chân.
-
Hà Nội thông qua hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 -
Bất động sản công nghiệp đón “sóng” bán dẫn -
Giao dịch đất nền ở Lâm Đồng bật tăng -
Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương, quý sau cao hơn quý trước -
Thái Bình chỉ đạo khắc phục sai phạm trong công tác quản lý đất đai -
Doanh nghiệp bất động sản đua nhau tìm vốn trên sàn -
Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận cho 94,11% người mua nhà tái định cư
-
Khởi tố Giám đốc Công ty Dược phẩm NAC về hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế -
Nguy cơ dự án môi trường đô thị 38 triệu USD tại Quảng Bình không thể hoàn thành -
Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
Công bố kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu”
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam