
-
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất
![]() |
Các dự án nhà ở xã hội đã triển khai trên địa bàn TP. HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay |
Thời điểm thị trường bất động sản vào đỉnh điểm suy thoái (2013), hàng loạt dự án nhà ở thương mại bị đắp chiếu và đứng trước nguy cơ bị thu hồi nếu không thực hiện. Trong khi đó, Chính phủ lại có chính sách khuyến khích phát triển các dự án nhà ở xã hội để tạo chỗ ở cho người có thu nhập thấp, nên đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cả về thuế, tiền sử dụng đất...
Do đó, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã ồ ạt xin chuyển đổi công năng dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Thời điểm đó, cả nước có hơn 60 dự án xin chuyển đổi, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Cụ thể, Hà Nội có 24 dự án đăng ký chuyển đổi, tương đương với hơn 15.400 căn hộ, TP. HCM có 25 dự án, tương đương với hơn 15.100 căn hộ.
Tuy nhiên, có rất ít dự án được chấp thuận chuyển đổi, do vướng mắc trong thủ tục, nhất là với các dự án đã thu tiền góp vốn của khách hàng. Nhiều người cho rằng, việc xin chuyển đổi dự án của các chủ đầu tư lúc đó chỉ là giải pháp tình thế để tìm cách kéo dài thời gian, nhằm tránh việc dự án bị thu hồi. Đến nay, hơn 2 năm, có rất ít dự án nhà ở xã hội xin chuyển đổi được triển khai.
Trên địa bàn TP. HCM, các dự án nhà ở xã hội hiện đã và đang được triển khai có thể kể đến dự án nhà ở xã hội tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh của Công ty Hoàng Quân. Dự án này đang trong giai đoạn hoàn thiện 4 block chung cư 23 tầng, gồm 1.750 căn hộ, có diện tích từ 36 - 90 m2/ căn, giá bán 14,5 triệu đồng/m2, dự kiến bàn giao cho khách hàng cuối năm 2015.
Theo công bố của chủ đầu tư, đã có 1.400 người đã đăng ký mua, trong đó 1.000 người mua nhà đã được vay từ gói 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Hoàng Quân hiện cũng đang xây dựng một số dự án nhà ở xã hội nữa trên địa bàn Thành phố.
Ngoài các dự án của Hoàng Quân, cũng có thể kể đến dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền, quận 2 của Công ty Thủ Thiêm. Dự án này có diện tích khuôn viên gần 4.000 m2, gồm 2 block chung cư 20 tầng, hiện đã xây xong tầng 19, gồm 304 căn hộ có diện tích từ 40 - 60 m2/căn, cơ bản đã bán hết...
Tuy nhiên, đó chỉ là những dự án nhà ở xã hội hiếm hoi đã và đang được triển khai trên địa bàn Thành phố, quá nhỏ so với con số 25 dự án xin chuyển đổi cách đây hơn 2 năm. Với việc thị trường bất động sản khởi sắc, thanh khoản đang tăng mạnh, thì việc dự án nhà ở xã hội đang bị teo tóp là điều khó tránh khỏi.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, nhiều chủ đầu tư thổ lộ, khi thị trường đóng băng, xin chuyển đổi để xử lý hàng tồn kho, nợ xấu và để giảm lỗ, cắt lỗ. Hiện nay, thị trường đang phục hồi, nên không dại gì làm nhà ở xã hội. Bởi vì, đầu tư dự án nhà ở xã hội có quá nhiều thủ tục, qua nhiều cơ quan thẩm định, đối tượng khách hàng bị hạn chế, nhiều điều kiện ràng buộc nên không hấp dẫn, chưa kể lợi nhuận cũng bị khống chế.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, đơn vị phát triển các dự án nhà ở cho thuê mua trong vòng 49 năm cho biết: “Công ty phát triển dòng sản phẩm giá rẻ cho người thu nhập thấp và trung bình, thu hút rất nhiều khách hàng. Nếu nhà ở xã hội thuận lợi, Công ty sẽ triển khai, nhưng tình hình như hiện nay thì chưa thể nói trước điều gì”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó tổng giám đốc Công ty Đất Lành cho biết, không nhất thiết phải cho doanh nghiệp vay, mà chỉ cần cho khách hàng vay là doanh nghiệp bán được hàng và đảm bảo được vấn đề tài chính. Điều này đã được thực tế chứng minh trong thời gian qua. Đơn cử như dự án đất nền Richhome 2 do Công ty Kim Oanh triển khai tại Bình Dương, với việc khách hàng mua sản phẩm dự án này được vay gói 30.000 tỷ đồng, chỉ trong thời ngắn gần như toàn bộ sản phẩm đã được bán hết.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM nhận định, nếu không có sự thay đổi về cơ chế, cách tính tiền sử dụng đất và kéo dài thời hạn vay gói 30.000 tỷ đồng, thì chương trình phát triển nhà ở xã hội khó thực hiện theo mục tiêu đề ra.
-
Khánh Hòa: Đề xuất bổ sung các quỹ đất mới phát triển nhà ở xã hội độc lập -
Hạ tầng “mềm” song hành cùng Đông Bắc TP.HCM kiến tạo môi trường sống văn minh, tiện nghi -
Nam Sài Gòn - đích đến của giới thành đạt và nhà đầu tư tinh anh -
Chung cư gần khu Cao Xà Lá ngót nghét 100 triệu đồng/m2 -
Đà Nẵng điều chỉnh thời hạn sử dụng đất về 50 năm để đấu giá sân Chi Lăng -
Bình Định đấu giá thành công trụ sở công làm dự án chung cư nghìn tỷ -
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn lĩnh vực xây dựng tại địa phương từ ngày 1/7/2025
-
1 Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
2 Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7
-
3 Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
4 Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập
-
5 Giải ngân đầu tư công bứt tốc
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Hisense giới thiệu sức mạnh công nghệ AI với thông điệp "AI Your Life"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu