
-
Trung tâm thương mại chật vật để tồn tại
-
Năm 2025, chung cư bình dân tăng giá mạnh hơn chung cư cao cấp
-
Sắp xuất bản Niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam lần 2
-
Chi tiền tỷ mua nhà cho thuê: Bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ -
Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc người dân đội mưa, đòi bàn giao nhà ở xã hội -
[Ảnh] Người dân choáng váng vì nhà, đất quê mình bị “hét giá” 344 triệu đồng/m2 -
Hà Nội đề nghị công an xử lý tình trạng “lót tay” mua nhà ở xã hội
Trong nhiều năm qua, vấn đề giãn dân phố cổ vẫn gặp nhiều khó khăn, tuy chính sách đúng nhưng dường như người dân chưa cảm nhận được, hay nói chính xác hơn là chưa nhận được những lợi ích thoả đáng. Đa phần những người dân sống tại phố cổ đều làm nghề buôn bán, bao gồm cả việc mưu sinh bằng bán hàng vặt, chính vì vậy họ mong muốn việc di dân, giãn dân phải có quy hoạch và tính đến cả lợi ích kinh tế của những người dân như họ.
Trả lời những băn khoăn của người dân về vấn đề này, ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm ccho biết, khi nghiên cứu đề án và các dự án thành phần, một trong các mục tiêu đề ra là đáp ứng công ăn việc làm hậu giãn dân, chứ không phải chỉ là nơi đơn thuần sống.
"Với sự tư vấn của các cơ quan chức năng cả trong và ngoài nước, Quận Hoàn Kiếm đã thiết kế khu đô thị mới giãn dân có tính đặc trưng khác biệt, đảm bảo không gian sống bền vững, hiện đại cho các hộ dân, có tầng 1-2 liên kết với không gian các căn hộ phía trên và không gian ngầm phía dưới để phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ", ông Tuấn cho biết.
![]() |
Tọa đàm trực tuyến về triển khai "Đề án giãn dân phố cổ" do báo Hà Nội mới tổ chức sáng ngày 5/2 |
Ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch thường trực UBND Quận Hoàn Kiếm cũng cho biết thêm, bà con phố cổ có truyền thống kinh doanh buôn bán dịch vụ, thương mại, du lịch là chính. Vì vậy khu giãn dân đã được quy hoạch đồng bộ, đảm bảo đầy đủ hạ tầng trường học, trạm y tế, nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi kinh doanh được bố trí theo nhóm ngành hàng, dọc các lối đi nội bộ… nên các ngành nghề kinh doanh sẽ vẫn được duy trì. Hi vọng rằng, những ngành nghề truyền thống của phố cổ sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển khi bà con chuyển đến nơi ở mới.
Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Trưởng phòng quy hoạch kiến trúc 2, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.Hà Nội thông tin thêm rằng, trước đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.Hà Nộicũng đã tính đến phương án lập lại việc kinh doanh phố nghề nhưng nếu làm việc này ở một khu vực khác thì không mang tính khả thi, vì vậy, khu giãn dân chỉ bố trí kinh doanh dịch vụ ở tầng 1-2 cho phù hợp.
Ông Phạm Tuấn Long, Phó Ban thường trực Ban Quản lý phố cổ khẳng định: Việc di dời chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân di dời, nhất là với người già, trẻ em. Vì vậy, khi nghiên cứu lập thiết kế của khu nhà giãn dân, Quận đã tính toán đến cơ sở hạ tầng xã hội hiện trạng cũng như hiện trạng tổng thể của cả khu đô thị Việt Hưng.Hiện tại, các điều kiện về trường học các cấp ở toàn bộ khu đô thị Việt Hưng đều được thiết kế đầy đủ, đồng thời, trong khu nhà giãn dân cũng có khu vực trường mẫu giáo, trạm y tế…
Ngoài ra, các hộ dân khi sang đây được bố trí diện tích tầng 1 để kinh doanh và việc kinh doanh của các hộ cũng sẽ thu hút các nhân khẩu khác trong gia đình cùng tham gia cung cấp dịch vụ, như vậy sẽ góp phần tạo ra việc làm ngay chính tại khu giãn dân mới. Đây là điểm khác biệt của dự án này so với các dự án khác đã triển khai.
Năm 2012, Thành phố Hà Nội đã chấp thuận cơ chế đầu tư xây dựng khu nhà giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1 của Đề án giãn dân phố cổ, 533 hộ dân đang sống trong di tích, công sở, trường học sẽ thuộc diện phải di dời bắt buộc. Ngoài ra, gần 6.000 nhân khẩu đang sống trong các căn hộ có giá trị, giá trị đặc biệt, biển số nhà đông hộ, nhà nguy hiểm, chung cư sở hữu tư nhân cũng nằm trong kế hoạch giãn dân đợt 1.
Những người dân thuộc diện di dời sẽ được chuyển đến ở tại khu nhà giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên. Khu giãn dân này có diện tích 11,12ha, gồm 16 tòa nhà cao 8-9 tầng, 1 tòa nhà hỗn hợp làm khu trung tâm thương mại, dịch vụ, công trình công cộng cao 15 tầng; tổng thể khu ở được bố trí đầy đủ các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, không gian sinh hoạt cộng đồng, tuyến phố đi bộ…
Tú Ân
-
Trải nghiệm sống nghỉ dưỡng tại gia tại tòa tháp The Aura hoa lệ -
Quảng Nam xây dựng phương án giá đất các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp -
Hai khu đô thị tại Đà Nẵng được phép bán cho người nước ngoài -
Sun Casa Central - Điểm sáng bất động sản tại nơi giao thoa hạ tầng tương lai -
Đột phá quy hoạch định hình vị thế mới của Đà Nẵng - tọa độ hút vốn đầu tư đầy triển vọng -
[Ảnh] Nhà ở xã hội đắt nhất Hà Nội nằm giữa “rừng” biệt thự, shophouse triệu đô -
Đón sóng đầu tư bất động sản 2025: Phân khúc biệt thự, liền kề “trở lại đường đua”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/3
-
2 Mức giảm trừ gia cảnh phải xét đến nhiều yếu tố
-
3 Đề xuất chỉ định nhà đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 20.434 tỷ đồng
-
4 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 1: Không thể có cơ hội nào lớn hơn
-
5 Chi tiền tỷ mua nhà cho thuê: Bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ
-
Huawei DigiTruck Kenya chúc mừng 290 học viên tốt nghiệp chương trình kỹ năng số mới
-
Cathay United Bank được vinh danh là Ngân hàng quản lý tài sản tốt nhất Đài Loan
-
ChangAn ra mắt CHANG-AN, DEEPAL và AVATR ở châu Âu
-
Segway tổ chức Hội nghị Nhà phân phối APAC & MET 2025 tại Istanbul
-
Changhong giới thiệu các thiết bị gia dụng tích hợp AI tại AWE 2025
-
ANGEL giới thiệu các sản phẩm đột phá tại Aquatech Amsterdam 2025