-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
1.
Đã lâu không gặp nhau, nhóm bạn chúng tôi ngồi bàn luận về đủ thứ trên trời dưới bể. Tất cả mọi người, trừ tôi, đều là các nhà kinh doanh đầu tư bất động sản lâu năm.
Họ có những dự án lớn nhỏ khác nhau, tùy theo từng giai đoạn của công ty, nên vô cùng bận rộn. Chỗ chúng tôi gặp nhau bàn luận nhiều nhất, lại là trên các topic diễn đàn kinh doanh. Giờ gặp offline, ai cũng có nhiều câu chuyện hứng thú để kể.
Chuyện được quan tâm, chính là vài dự án lớn đã đưa vào hoạt động trong thành phố. Bạn A kể dự án này thời đó công ty của bạn mua nguyên block, may quá bán lại kịp thời. Giờ chung cư ấy, 1 ngân hàng đang thanh lý rất nhiều căn diện tích lớn, dù giá rất rẻ so với thị trường nhưng vẫn đang trong tình trạng khó ra hàng.
Bạn B kể từ ngày chuyển nhà về dự án kia, chưa khi nào ở trong tình trạng ngập đường. Không phải vì đường xá đã được cải tạo, hệ thống cống thoát nước được nâng cấp, mà vì cứ trời bắt đầu đổ mưa lớn, là phải lên xe về nhà. Dù việc đang dang dở cũng phải về nhà, dù đang tiếp khách hay chuẩn bị có hẹn, cũng phải về nhà. Nếu không thì chiếc xe hơi xịn của bạn chẳng nằm ngoài quy luật, chung số phận với nhiều xe khác, nằm chết máy giữa biển nước mênh mông. Phố cũng thành sông, vỉa hè cũng tạo sóng.
Nhưng tới câu chuyện đại gia mua nhà cho bồ nhí trong các khu chung cư, thì lập tức sôi nổi bàn luận hơn bình thường. Mọi người kể, các căn hộ 1 phòng ngủ đa số đắt hàng, dễ bán lại bởi thường được các khách hàng “trong hoàn cảnh này” mua rất nhanh.
Cứ thấy 1 anh điện thoại cho môi giới hỏi thăm và liên hệ xong, mà sau đó dắt cô gái đi cùng, thì ngoài các mối quan hệ gia đình thật sự - số này không nhiều - còn lại là chuyện tình tính tang. Không có nhiều người ở hoàn cảnh này đầu tư ngay từ khi mở bán giai đoạn đầu. Có lẽ vì tính chất của tình cảm, chưa chắc người ta đã nghĩ tới xa đến mấy năm trời. Hoặc cũng vì không muốn người khác để ý nhiều khi phải liên quan việc đóng tiền nhiều đợt, và các giấy tờ kèm theo. Nên, dự án đã cất nóc hoặc bàn giao thì mua rồi ở luôn, khỏi suy nghĩ.
Tôi có thắc mắc, ủa sao người ta lại không thuê cho đỡ phải suy nghĩ, biết đâu “ngày mai ra sao”, thì cả nhóm phản biện liền. Thời nào rồi Hiền ơi. Các em ấy có xuân sắc, đối tác thì có tiền. Thuê nhà cho bồ nhí thì không thể hiện được bản lĩnh của đại gia. Và các cô ấy cần mua nhà, chứ thuê thì “bèo” quá.
2.
Cách nay tròn 20 năm, tôi có sang Thâm Quyến để viết phóng sự về Làng vợ hai. Trong cách nhìn của tôi thời ấy, khi người ta đã “quy hoạch” hẳn 1 làng như vậy, nghĩa là đã có chuyên môn hóa cao độ.
Gọi là làng, nhưng khu ấy có rất nhiều đại gia từ Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc Kinh… tới mua căn hộ, biệt thự cho “thứ phi” tới ở. Những cô gái xinh đẹp, tuổi xuân phơi phới, từ quê lên thành phố kiếm việc làm rồi vì duyên cớ nào đó mà gặp được các anh có tiền.
Họ đa phần là doanh nhân, từ địa phương khác tới đây làm ăn. Xa “chính thất” nên phải gầy sòng “thứ phi”. Nhưng cũng có nhiều người không tới Thâm Quyến làm ăn gì cả, chỉ vì muốn giữ bí mật mối quan hệ, nên “bế” bồ trẻ tới đây.
Họ sinh con, xây dựng cả gia đình tại đây, xa hẳn quê hương để có cuộc đời khác. Có những cặp đôi chỉ hợp đồng trong vài năm, sau đó cô gái đi làm, cưới chồng, có số vốn nhất định để kinh doanh hoặc lo lắng cho bản thân.
Giờ nghe các chuyện tại chung cư quanh thành phố, tôi lại nhớ Làng vợ hai ở Thâm Quyến như thế. Các căn hộ 1 phòng ngủ nhỏ bé, xinh xắn, số tiền bỏ ra cũng vừa phải, nơi ấy là các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp, là sự tính toán tiền nong. Và quan trọng hơn, nơi ấy là tuổi thanh xuân.
Người ở ngoài đôi khi tiếc nuối, người ở trong cũng có khi tiếc nuối. Nhưng các thang máy thì cứ dập dìu cả đêm lẫn ngày. Chưa bao giờ cuộc sống thôi ngừng chảy. Và đừng nhìn đâu xa, đó chính là sự phồn thực nhất của đời người.
Khó mà thay đổi được.
-
Kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất -
TP.HCM: Trong ngắn hạn, bảng giá đất chưa làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất -
Tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn -
Bình Định quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách, hợp thửa đất -
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục dừng đấu giá đất, trả lại tiền -
Nhiều dự án bất động sản phía Nam chờ hồi sinh khi thông dòng vốn -
Hà Nội có thêm 9 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán, đa phần đều giá cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản