-
Giới đầu tư bất động sản chớp thời cơ đón chu kỳ kinh tế mới tại Móng Cái -
Huế mời gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội 1.771 tỷ đồng -
Hòa Bình khởi công xây dựng khu công nghiệp Nhuận Trạch -
Dự án siêu sang, mức giá siêu hời, sở hữu siêu dễ trên thị trường phía Đông TP.HCM -
Bến đỗ của nhà đầu tư trong làn sóng “đánh bắt xa bờ” dịp cuối năm -
“Cú bắt tay” đưa bất động sản Quy Nhơn quay trở lại đường đua -
Lắng nghe thanh âm Tết Việt tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Công ty HimLam Land cho khách hàng giám sát công trình căn hộ Him Lam Phú An tại quận 9 |
Khác biệt lớn giữa cam kết và thực tế
Sau 4 tháng kể từ khi Dự án Căn hộ cao cấp Saigonres Plaza (quận Bình Thạnh, TP.HCM), do Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Nam Đô làm chủ đầu tư được bàn giao nhà cho khách hàng, thì chất lượng các hạng mục như tường nhà, hệ thống ống dẫn nước, bồn cầu… đã xuất hiện tình trạng nứt, hư hỏng và rỉ sét.
Ông Đậu Tuấn Anh, cư dân tại Saigonres Plaza bức xúc: “Chủ đầu tư cam kết chất lượng công trình và bảo hành 2 năm đầu cho khách hàng. Họ còn cho biết, nội thất dùng cho căn hộ tại đây là loại tốt nhất như ToTo… Thế nhưng, nội thất ToTo này mới dùng có 4 tháng đã rỉ sét, thì ra đây toàn là đồ mua tại Trung Quốc. Còn tường nhà thì chỉ mới 2 tháng đã xuất hiện nhiều vết nứt”.
Khi cư dân gặp chủ đầu tư, hai bên không đi tới kết quả gì, chủ đầu tư giải thích vòng vo về chất lượng công trình. Cư dân chung cư đã gửi đơn phản ánh tới Sở Xây dựng TP.HCM.
Tại Dự án Chung cư Ruby cũng xảy ra tình trạng tương tự, khi mới đây hàng trăm cư dân gửi đơn lên Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng của TP.HCM, tố cáo chủ đầu tư bán nhà không đảm bảo chất lượng cho khách hàng, dù họ quảng cáo đây là dự án kiểu mẫu của TP.HCM.
Theo phản ánh của cư dân block A và B dự án này, tầng hầm chung cư hễ mưa xuống là bị nước tràn vào, một số căn hộ nứt nẻ và có dấu hiệu thấm dột ở khu vực đường ống dẫn máy lạnh. Không chỉ có thế, hệ thống báo cháy hoạt động không bình thường và báo cháy sai, khiến cư dân nhiều phen hốt hoảng.
Giữ uy tín để làm ăn lâu dài
Ông Bùi Văn Hiếu, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tình hình tranh chấp chung cư tiếp tục gia tăng, chủ yếu là tranh chấp giữa chủ đầu tư với người dân về chất lượng xây dựng, chất lượng thiết bị không đạt yêu cầu, không như cam kết.
Để giải quyết tận gốc vấn đề này, theo ông Hiếu, cốt lõi vẫn thuộc về chủ đầu tư. Theo đó, chủ đầu tư phải làm đúng cam kết về chất lượng, phải có trách nhiệm tới cùng với khách hàng, đừng để chuyện đã rồi.
Ghi nhận của phóng viên, đã có những chủ đầu tư ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo chất lượng công trình bán cho khách hàng. Đơn cử, Công ty cổ phần Địa ốc Him Lam (HimLam Land) đã tăng cường giám sát tiến độ xây dựng, giám sát chất lượng từng hạng mục công trình. Không những thế, chủ đầu tư này còn cho khách hàng vào giám sát thực tế ngay tại căn hộ mình mua. Giải đáp thắc mắc của khách hàng đối với từng hạng mục như hệ thống điện, nước ngầm trong tường, chất lượng gạch xây dựng.
“Đây là giải pháp của chúng tôi để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và chất lượng công trình ngay từ lúc thi công, giúp cho khách hàng an tâm vào sản phẩm mình mua và tạo lòng tin của khách hàng. Chúng tôi luôn tâm niệm, muốn làm ăn lâu dài thì phải giữ được uy tín”, ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc HimLam Land nói.
Ông Phúc cũng cho rằng, trong một dự án có hàng ngàn căn hộ, không thể căn hộ nào cũng đảm bảo chất lượng, sẽ có một vài sản phẩm lỗi. Tuy nhiên, vấn đề là cách ứng xử của chủ đầu tư sao cho thỏa đáng. Trong trường hợp như vậy, Himlam Land sẽ xử lý ngay cho khách hàng, tới khi khách hàng cảm thấy hài lòng thì thôi.
Còn theo ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, để không xảy ra tranh chấp về chất lượng công trình thì chủ đầu tư cùng khách hàng nên bầu ra một nhóm quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công. Nhóm này sẽ giám sát chất lượng công trình ở tất cả các hạng mục. Hoặc là, khách hàng nên đòi giữ lại một khoản tiền, tạm gọi là phí bảo đảm công trình. Trong vòng 2 năm, nếu căn hộ không hư hỏng thì khách hàng trả lại phí đó cho chủ đầu tư, nếu căn hộ hư hỏng, chủ đầu tư không sửa chữa thì khách hàng sẽ lấy tiền đó tự sửa chữa căn hộ.
“Không phải là không có cách giải bài toán chất lượng công trình, điều cốt lõi là chủ đầu tư có chịu làm hay không mà thôi”, ông Hiệp nói.
-
Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc mạnh tay kích cầu -
Giải cứu các khu đô thị bỏ hoang - những “kho chứa tài sản chết” -
Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2025 sẽ “trưởng thành” hơn -
Phân khúc căn hộ chung cư “khuấy đảo” thị trường Đà Nẵng -
Càng xa trung tâm, bảng giá đất càng khác xa thực tế -
Thu nhập người dân không “đuổi” kịp giá nhà Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Phương pháp điều trị thứ hai cho bệnh ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn ở người trưởng thành
- Huawei công bố top 10 xu hướng hàng đầu của ngành công nghiệp mạng lưới sạc năm 2025
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Huawei và IUCN triển khai dự án Tech4Nature để bảo vệ các rạn san hô của Kenya
- CES 2025: Hisense ConnectLife mang đến trải nghiệm thông minh cho ngôi nhà tương lai với AI
- CES 2025: Anker công bố những cải tiến đột phá mới nhất về sạc pin