Cơ hội lớn xuất vật liệu xây dựng sang Trung Đông
- 27/06/2014 14:15
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Gạch xây chống thấm giúp bảo vệ sức khỏe công trình
Khởi động triển lãm quốc tế về công nghiệp Mỏ
Thiên Thanh mở chuỗi TTTM Vật liệu xây dựng 500 triệu USD
Liên kết 4 nhà: Cả nhà cùng lợi?
Quảng Ninh di chuyển hai dự án xi măng gây ô nhiễm
Ngân hàng bắt tay DN gỡ tồn kho vật liệu xây dựng
  Đóng bao ximăng tại nhà máy của Tập đoàn ximăng The Vissai Ninh Bình. Ảnh: trọng Đạt/TTXVN  
  Đóng bao ximăng tại nhà máy của Tập đoàn ximăng The Vissai Ninh Bình. Ảnh: trọng Đạt/TTXVN  

Ông Nguyễn Quốc Hải, Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia đưa ra thông tin trên trong hội thảo “Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ sang thị trường các nước khu vực Trung Đông” do Bộ Công Thương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/6.

Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, mặc dù các doanh nghiệp Saudi Arabia có truyền thống xây dựng nhà máy và liên kết liên doanh sản xuất, nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác, nhưng trong những năm gần đây các doanh nghiệp này đang dần chuyển hướng sang những thị trường tiềm năng mới, trong đó có Việt Nam.

Theo các chuyên gia, Saudi Arabia là một trong những quốc gia có mức thuế thấp nhất thế giới do nguồn thu ngân sách chính từ dầu mỏ nên thuế quan chỉ ở mức 5% đánh vào tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nước này còn không có thuế thu nhập cá nhân, không có thuế giá trị gia tăng (VAT).

Hiện tại, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, mỗi năm Saudi Arabia cần khoảng 60 triệu tấn ximăng, 25 triệu tấn sắt thép xây dựng… Vì vậy, khi thâm nhập vào thị trường Saudi Arabia, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và nắm bắt những điều kiện thuận lợi này để đưa ra chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả xuất khẩu cao.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, cho biết không chỉ Saudi Arabia, hầu hết các nước Trung Đông đều có nhu cầu rất lớn với tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng, tuy nhiên phần lớn phải dựa vào nhập khẩu. Điển hình một số nước có nhu cầu về mặt hàng ximăng như UAE, Iran, Oman, Thổ Nhĩ Kỳ; nhu cầu về sắt thép như các nước UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran; nhu cầu về sứ vệ sinh như Thổ Nhĩ Kỳ…

Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, khu vực Trung Đông hầu như không có gỗ nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng chưa phát triển nên chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong đó, các nước này rất ưa chuộng sử dụng những sản phẩm nội thất được sản xuất, chế biến gỗ do khí hậu nóng và khô.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Huy nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực hơn trong triển khai các hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là chú trọng đầu tư khâu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm phù hợp với văn hóa của khu vực Trung Đông. Mặt khác, sản phẩm xuất khẩu sang các nước Trung Đông phải đảm bảo chất lượng, quy cách và mẫu mã đáp ứng đúng quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường cũng như thói quen tiêu dùng của người dân bản địa.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận các tổ chức đấu thầu những dự án xây dựng hoặc đơn vị trúng thầu để tăng cường trao đổi cơ hội hợp tác, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ sang thị trường này.

Giá vật liệu xây dựng “leo thang” mùa cao điểm Giá vật liệu xây dựng “leo thang” mùa cao điểm

Theo các công ty xây dựng, mặc dù trong tháng 4, một số vật liệu xây dựng rục rịch tăng giá nhẹ nhưng từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 đến nay, giá nhiều loại vật liệu điều chỉnh trong khoảng 5 - 10%. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản