
-
Chuyên gia CBRE: Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “đón đầu” quy hoạch
-
Bất động sản quý II/2025: Sẵn sàng cho cú huých nguồn cung
-
Đà Nẵng lên kế hoạch đầu tư xây dựng hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội
-
Giá nhà ở xã hội tăng, doanh nghiệp có được nâng mức lợi nhuận? -
Thị trường bất động sản Khánh Hòa kỳ vọng vào các dự án lớn -
Cần Thơ: Giao dịch bất động sản quý I/2025 tăng 68% so với cùng kỳ -
Hà Nội mở bán nhà xã hội tại quận Hà Đông, giá chỉ từ 479 triệu đồng/căn
![]() |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Chí Cường |
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong 5 năm vừa qua, số thu nội địa vượt trên 7% dự toán; số thu ngân sách nội địa bình quân tăng 9,7%/năm. Ngay như năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn chưa từng thấy, nhưng thu nội địa vẫn vượt 2,2% dự toán và tăng 1,2% so với năm 2019.
PGS-TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) nhận định, năm nào ngân sách cũng tăng thu nội địa, nhưng không phải nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà tăng thu từ đất đai. Không chỉ địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mà ngay cả địa phương là trọng điểm kinh tế, thu ngân sách cũng phụ thuộc vào đất đai.
“Ngân sách nhà nước phụ thuộc vào đất đai là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu, nhưng tình trạng này không giảm mà mỗi năm tăng. Đất đai ở Việt Nam cũng giống như căn bệnh trong kinh tế học gọi là “căn bệnh Hà Lan”, tức là chẳng cần làm gì, chỉ thu từ đất đai vừa dễ, vừa nhanh. Doanh nghiệp, người có tiền đầu tư vào BĐS cũng chẳng phải làm gì vì tỷ suất lợi nhuận do đất đai đem lại mỗi lần mua đi bán lại rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước hầu như không thu được gì từ hoạt động trên thị trường BĐS”, ông Cường nhận xét.
Đã 2 lần, Bộ Tài chính xây dựng thuế đánh vào tài sản, trong đó tập trung vào đất đai, nhưng hiện tại Luật Thuế tài sản vẫn chỉ là… tài liệu tham khảo. “Phải có chính sách thuế đánh vào BĐS để giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai, dẫn đến hàng trăm ngàn mảnh đất, căn hộ chung cư, biệt thự bị bỏ hoang, trong khi đó, hàng triệu người có nhu cầu nhưng không bao giờ có thể an cư vì giá BĐS bị đẩy lên quá cao”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cường, nếu không có chính sách thuế đánh vào BĐS, thì chỉ mấy năm nữa, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu nghiêm trọng vì khoản thu từ đất đai giảm mạnh. “Ngân sách địa phương tăng thu chủ yếu là thu từ nguồn cho thuê đất trả tiền một lần hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nói theo ngôn ngữ bình dân là thu từ tiền bán đất (vì thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không đáng kể). Tiền bán đất thì chỉ thu được một lần, khi hết đất để bán thì ngân sách lấy đâu mà thu. Nếu không có thuế đánh vào BĐS sẽ dẫn đến hệ quả nhiều địa phương sử dụng tiền bán đất hoàn thành Chương trình nông thôn mới, đến khi hết đất để bán thì không biết trông chờ vào nguồn nào để duy tu, bảo dưỡng và hệ quả là chỉ dăm bảy năm nữa, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ xuống cấp, nhưng không biết lấy từ nguồn nào để sửa chữa”, ông Cường lo lắng.
Chuyên gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, TS. Jonathan Pincus cũng cho rằng, muốn phát triển bền vững, phải hướng dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội, cộng đồng. Không khuyến khích và phải hạn chế hoạt động đầu tư phi sản xuất, đặc biệt là đầu cơ BĐS không tạo ra sản phẩm cho xã hội. “Có nhiều cách để định hướng dòng vốn đầu tư, nhưng cách hiệu quả nhất chính là sử dụng chính sách thuế. Đơn cử, khi giá BĐS tăng sau mỗi lần mua đi bán lại, Chính phủ đánh thuế thật cao đối với phần chênh lệch sau mỗi lần sang tay mà không tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời phải có sắc thuế đánh vào những người sở hữu nhiều nhà đất có giá trị lớn nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, để hoang hóa chờ khi thị trường lên bán kiếm lời”, ông Jonathan Pincus đề xuất.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính), ngành tài chính đã khá thành công trong việc thực hiện Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2020 (Quyết định 732/QĐ-TTg năm 2011). Đặc biệt, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bao quát được các khoản thu lâu nay gần như bị bỏ trống như kinh doanh thương mại điện tử.
“Chỉ tiếc là còn nguồn thu rất lớn vẫn bị bỏ sót là thu đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Và càng tiếc hơn nữa, khi Chính phủ đã 2 lần trình Quốc hội Luật Thuế tài sản, nhưng cuối cùng vẫn chưa được thông qua”, ông Tuyến chia sẻ.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mà chưa có Luật Thuế tài sản. Theo ông Tuyến, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mặc dù có đối tượng chịu thuế rất rộng, bao gồm cả đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, nhưng không thể thực hiện được chức năng điều tiết thị trường BĐS và đóng góp vào ngân sách nhà nước rất ít, do mức thuế suất quá thấp (0,03% đối với đất trong hạn mức; 0,07% đối với diện tích đất vượt dưới 3 lần hạn mức và 0,15% với đất còn lại) và tính trên giá do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm.
“Quốc hội cần phải sớm thông qua Luật Thuế tài sản để bảo đảm sự công bằng theo đúng nguyên tắc người giàu, sở hữu nhiều nhà đất có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp lớn hơn vào ngân sách nhà nước và để tránh lãng phí đất đai”, ông Tuyến khuyến nghị.
-
Cất nóc công trình Trung Tâm Hội Nghị và Triển Lãm Quốc Tế Ariyana Đà Nẵng -
Giải mã sức hút của condotel Hoà Bình Green Đà Nẵng -
STDA mở bán dự án The Green Daisy -
Đất Xanh giới thiệu căn hộ officetel cao cấp tại khu Nam Sài Gòn -
EXIMRS khởi động giai đoạn 2 dự án Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng -
Sun Group sẽ đầu tư các dự án tạo sự khác biệt tại Cát Bà (Hải Phòng) -
Đất Xanh Miền Trung bàn giao Shophouse thông minh đầu tiên tại Đà Nẵng
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Tronsmart kỷ niệm cột mốc 12 năm với màn ra mắt công nghệ âm thanh đột phá
-
Giải thưởng Hòa bình Sunhak năm 2025 vinh danh những nhà lãnh đạo về thay đổi toàn cầu
-
TopOn đạt chứng nhận OM SDK của IAB Tech Lab
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA