-
Dự án “Nàng Hậu” tại khu Nam TP.HCM chính thức ra mắt
-
Lộ diện “Ginza, SoHo phiên bản Hà Nội”
-
Giải mã công thức làm nên “đô thị đa lớp” tự vận hành Vinhomes Wonder City
-
Bất động sản trung tâm hạng sang biệt lập - sản phẩm độc bản tại TP.HCM -
Masterise Homes giới thiệu dự án đầu tiên tại thị trường Đà Nẵng: Masteri Rivera Danang -
Ocean City - Hiện tượng “top trending” trên bản đồ du lịch, bán lẻ phía Bắc -
Hoàn thành cầu Tứ Liên sau 24 tháng: “Cú đấm thép” hạ tầng cho thành phố Expo Vinhomes Global Gate
Theo văn bản thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sơ Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục Thuế Hà Nội, Thanh tra Thành phố Hà Nội và UBND các quận, huyện có liên quan.
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, đã được UBND TP. Hà Nội gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai, nhưng hết thời gian được gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng đất.
Trước đó, UBND TP. Hà Nội có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
Theo đó, qua rà soát có 383 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai. Trong đó, 295 dự án đã được giao đất, cho thuê đất; 88 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; 161 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
Được biết, từ tháng 7/2018 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố và UBND cấp huyện rà soát, đối chiếu và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 379 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
![]() |
Hàng trăm dự án treo ở Hà Nội đang lọt vào tầm ngắm kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ xử lý lần này. |
Kết quả cho thấy, 29 dự án (tổng diện tích 1.844,3ha) được kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư như:
+ Dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại địa chỉ 162 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) của Hợp tác xã công nghiệp Thăng Long.
+ Dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Thụy An (Ba Vì) của Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên.
+Dự án cải tạo xây dựng toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du tại số 69 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng) của Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành.
+Dự án Khu dịch vụ đào tạo nhân sự cấp cao Phú Hoà và văn phòng làm việc tại Mễ Trì (Nam Từ Liêm) của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và Đầu tư Phú Hoà
+ Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, khai thác chợ lâm sản Thượng Cát tại phường Thượng Cát (Bắc Từ Liêm) của Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội.
+Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc tại Kim Chung (Hoài Đức) của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc
+ Dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân tại xã Tiến Xuân và Đông Xuân (Thạch Thất, Quốc Oai) của Công ty TNHH Một thành viên SUDICO Tiến Xuân.
+Dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty cổ phần đầu tư An Lạc.
+ Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty Xây dựng Trường Giang.
+Dự án Khu đô thị mới Vinalines tại xã Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt, Mê Linh của Công ty cổ phần Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc
+ Dự án Khu đô thị Việt Á tại xã Thanh Lâm (Mê Linh) của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á.
+Dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh (Mê Linh) của Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại.
+ Dự án Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) tại xã Đại Thịnh, Tráng Việt (Mê Linh) của Công ty cổ phần Prime Group.
+Dự án biệt thự nhà vườn tại Yên Bình (Thạch Thất) của Công ty cổ phần Thương mại quốc tế Thành Như.
+Dự án văn phòng làm việc, trung tâm thương mại kết hợp nhà ở để bán tại đường Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, Thanh Xuân của Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật VACVINA.
+Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light tại xã Yên Bình (Thạch Thất) của Công ty cổ phần Ánh Dương.
+ Dự án xây dựng nhà vườn tại xã Yên Bình và Tiến Xuân (Thạch Thất) của Công ty cổ phần xây lắp và thương mại Hoà Bình
Tại huyện Mê Linh, nơi có số dự án chậm triển khai nhiều nhất với 47 dự án bất động sản quy mô tới 10 - 100 ha/dự án, tổng diện tích khu dự án là gần 2.000 ha, nhưng hơn 10 năm nay vẫn trong tình trạng dở dang, gây lãng phí lớn tài nguyên.
UNBD TP.Hà Nội đã yêu cầu thanh, kiểm tra các dự án như:
+Dự án khu đô thị tại xã Tiền Phong rộng 94 ha
+ Dự án Khu nhà ở Thanh Lâm của Công ty Thương mại và dịch vụ du lịch Phương Viên (xã Đại Thịnh, Thanh Lâm).
+ Dự án Khu đô thị Việt Á của Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á (xã Thanh Lâm)
+ Dự án Khu đô thị Cienco 5 của Công ty cổ phần Xây dựng công trình 507 (xã Đại Thịnh).
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội yêu cầu thanh, kiểm tra một loạt dự án chậm triển khai khác như:
+Dự án khu đô thị Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) chậm triển khai 16 năm.
+ Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) do Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng - Licogi làm Chủ đầu, kéo dài suốt 16 năm.
+ Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm...
Ngoài ra, đối với các trường hợp đề xuất không lập hồ sơ thu hồi đất do bất khả kháng, yêu cầu Sở TN&MT cùng Đoàn Kiểm tra liên ngành làm rõ lý do, nguyên nhân cụ thể.
Đồng thời, đề xuất phương án xử lý, giải quyết và phối hợp, xin ý kiến các đơn vị liên quan của Bộ TN&MT để thống nhất. Trên cơ sở đó tổng hợp, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét chỉ đạo.
-
Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025
-
Huyện Quốc Oai đấu giá 26 lô đất, giá trúng cao nhất 76 triệu đồng/m2; Hà Nội hạ độ cao tòa nhà tại khu đô thị Nam An Khánh
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam vẫn chờ tới lượt được “giải cứu” dự án
-
Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam: Bất động sản luôn là kênh đầu tư ổn định, bền vững
-
Địa ốc sẵn sàng đón chu kỳ phát triển mới -
Hà Nội: Huyện Phú Xuyên được giao thêm 3.822 m2 đất để tổ chức đấu giá -
Thị trường bất động sản năm 2025: Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kết -
Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 104 dự án tại huyện Mê Linh -
Thị trường bất động sản 2025 hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” -
Hà Nội: Những chung cư mới mở bán trong năm 2025, giá cao nhất lên tới 270 triệu đồng/m2 -
Doanh nghiệp địa ốc dự báo và kỳ vọng gì ở năm 2025
-
“Rót” hàng ngàn tỷ đồng, TP.HCM vẫn cứ mưa là ngập - Bài 1: Hệ thống cống trăm năm tuổi phải “gánh” gấp 5 lần công suất
-
Hàng chục ngàn trái chủ Vạn Thịnh Phát sắp được nhận đợt 1 hơn 8.692 tỷ đồng
-
Triệt phá hệ thống đa cấp có hơn 7.000 người Việt, 2.000 người nước ngoài tham gia
-
Công ty Thảo dược Mộc Can thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng
-
SKYWORTH PV ra mắt tại Solar & Storage Live Philippines 2025
-
Lexar giới thiệu các sản phẩm thiết bị lưu trữ đáp ứng AI tại COMPUTEX 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội