
-
Sôi động thị trường M&A khu công nghiệp
-
Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
Thị trường bất động sản 2023: Nhà đầu tư vẫn lạc quan -
Lo giá nhà ở xã hội tăng -
Lý do Pavilion Premium là điểm sáng trên thị trường bất động sản đầu năm 2023 -
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng phục hồi
![]() |
Nhiều biệt thự bỏ hoang vì thiếu hạ tầng |
Nhiều dự án bất động sản ven đô được các chủ đầu tư quảng cáo rằng chỉ cách nội đô trung tâm chưa đầy một tiếng chạy xe, đang hoàn thiện hạ tầng, nhiều tiện ích trong tương lai sẽ biến khu biệt thự trở thành nơi sống đẳng cấp.
Trên thực tế, không ít người mua biệt thự ven đô đã sớm thất vọng và chấp nhận thua lỗ thê thảm.
Chị Nguyễn Thu Huyền, chủ một căn biệt thự tại khu vực phía Tây Hà Hội, rất bức xúc khi nói về căn nhà của mình. Chị mua nó cách đây chưa đầy 1 năm do bùi tai trước những lời quảng cáo như "rót mật" của chủ đầu tư. Song, đến khi xuống tiền, chị mới ngã ngửa: thương hiệu nhà chị mua là do chủ đầu tư hợp tác với một công ty BĐS nữa. Chưa kể, nhiều tiện ích lại thuộc dự án khác.
Xa trung tâm thành phố tới 30 km, khu nhà chị Huyền mới chỉ lác đác vài hộ dân tới ở. Chị Huyền lo lắng: “Mình mua nhà đều kỳ vọng rất nhiều vào chủ đầu tư nhưng tình hình này chắc sớm phải chuyển nhà vào trong phố ở”.
Khổ nhất là các thượng đế như chị Huyền phải hứng chịu cảnh cứ mưa to là ngập. Đường từ Đại lộ Thăng Long vào tới khu đô thị nhà chị ngập nghiêm trọng. Xe cộ đi lại đều rất khó khăn.
Đau lòng hơn, khi rao bán, căn nhà của chị đã lỗ tới 1 tỷ đồng chỉ sau vài tháng. “Các khu xung quanh giá đều giảm, khó bán, nhất là việc thiếu hạ tầng khiến chẳng ai muốn về ở xa như vậy”, chị Huyền nói.
Khảo sát cho thấy, nhiều chủ nhà sống tại khu biệt thự chị Huyền đang ở chấp nhận lỗ từ 200 triệu tới cả gần 1 tỷ đồng khi rao bán. Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch thành công khá ít. Trong khi đó, chủ đầu tư cũng liên tục khuyến mại cho khách mua mới. Chỉ với 1,3 tỷ đồng, người mua đã có thể chọn được một căn giá trị từ 7 đến 9 tỷ, cùng với nhiều chiết khấu, khuyến mãi của chủ đầu tư, cộng vào lên tới vài trăm triệu đồng.
Mặc dù thị trường bất động sản khu vực phía Tây đã nóng trở lại thời gian gần đây, nhưng, hạ tầng thiếu đang làm cho nhà đất khu vực này không thể tăng giá, đặc biệt tại các dự án biệt thự, liền kề.
Khu vực Thiên Đường Bảo Sơn... hàng trăm căn biệt thự giá hàng triệu đô vẫn không có bóng người ở. Chỉ các căn ở mặt đường là được khách thuê lại làm văn phòng nhà đất, cửa hàng. Càng đi vào trong, những ngôi biệt thự bỏ hoang chẳng khác nào nhà ma.
Sau cơn sốt bất động sản phía Tây, tới nay vẫn còn hàng nghìn căn biệt thự giá vài chục tỷ bỏ hoang. Nhiều tiện ích hạ tầng đều vẫn nằm trên giấy, khiến người mua nhà chưa thể về ở.
Áp lực thị trường
Ông Đỗ Hoàng Nam, giám đốc Công ty Bất động sản Hoàng Thành, cho rằng, hạ tầng giao thông quá tải đang là mối đe dọa với các chủ đầu tư dự án ở phía Tây. Đường Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng hay Cầu Giấy đều quá tải nên việc di chuyển từ trung tâm về nhà khá mất thời gian. Trong khi đó, đường sắt trên cao, tuyến xe bus nhanh chưa thể giải quyết được tình trạng này.
“Hạ tầng luôn là đòn bẩy để tăng giá bất động sản, nhưng với tình trạng như hiện nay, bất động sản ven đô vẫn chưa thể hấp dẫn người mua nhà. Giá nhà khó có thể tăng nóng như trước đây”, ông Nam đánh giá.
Theo ông Nam, người mua bất động sản biệt thự, liền kề vẫn chủ yếu mang tính đầu cơ, chờ tăng giá. Còn những người có nhu cầu ở thực chỉ đếm trên đầu ngón tay.
![]() |
Nhiều nhà lỗ nặng sau khi rao bán |
Bà Nguyễn Hoài An, đại diện CBRE, nhận định, khu vực phía Tây vẫn được ghi nhận là khu vực có nguồn cung mới nhiều nhất, chiếm 50% tổng nguồn cung mới toàn thị trường tính đến thời điểm hiện tại. Từ đầu năm tới nay, đã có tổng số hơn 2.600 căn biệt thự, nhà liền kề được mở bán, bằng 59% tổng số căn mở bán của năm ngoái.
Thị trường nhà đất ghi nhận số căn bán được trong quý đạt 622 căn, giảm 52% so với quý trước và 78% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do lượng cung mới của quý trước hạn chế. Tính tới hết quý 3, toàn thị trường nhà ở gắn liền với đất đã bán được hơn 2.900 căn, trong đó khu vực phía Tây chiếm tỷ trọng cao nhất - 63%.
Phân khúc biệt thự, liền kề cũng chứng kiến sự giảm giá. Theo CBRE, quận như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai ghi nhận mức giảm từ 1,7% đến 7% so với quý trước.
Dự kiến, trên thị trường nhà biệt thự, liền kề với nhiều dự án quy mô lớn sẽ được mở bán vào cuối năm nay như The Manor Central Park, Splendora, Starlake... càng tạo áp lực cho các chủ đầu tư.
-
Công ty Phúc Thành miền Trung đề xuất đầu tư Cụm công nghiệp thị trấn Mộ Đức -
Bà Rịa - Vũng Tàu muốn xây dựng Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ -
Doanh nghiệp bất động sản tung giải pháp đột phá đón làn sóng mới -
The Ori Garden - “Con cá bơi ngược dòng” của thị trường bất động sản -
Siết quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước, Hà Nội rà soát giá cho thuê, sửa quy định quản lý -
Quảng Trị hối thúc tiến độ dự án trọng điểm trong Khu Kinh tế Đông Nam -
Dự án Filmore (Đà Nẵng) đủ điều kiện được bán đợt 1 với số lượng 1 căn hộ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm