
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
![]() |
Dự án The Infinity vừa xuất hiện tại thị trường trước đây mang tên Charm Diamond. |
Đổi tên mong đổi vận
Mới đây, thị trường bất động sản TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương) xuất hiện dự án chung cư mang tên The Infinity, với quy mô tòa tháp cao 35 tầng, gồm 564 căn hộ. Song, thực tế dự án này được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Charm Group mở bán cho khách hàng từ năm 2019 với tên gọi Charm Diamond. Sau khi bán cho hàng trăm khách hàng, dự án này không được xây dựng. Tới năm 2024, Charm Group mới tiến hành xin giấy phép xây dựng cũng như hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, tháng 4/2024, khi chưa xây dựng, nhưng đơn vị phát triển dự án tiếp tục quảng cáo và chào bán cho khách hàng những sản phẩm còn lại. Ngay sau đó, dự án này bị UBND phường Dĩ An (TP. Dĩ An) cắm biển thông báo, khuyến cáo người mua căn hộ tại dự án, với nội dung “Dự án Charm Dimond chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, huy động vốn do chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định”.
Đối với nhóm bất động sản nhà ở thương mại, Novaland tiếp tục dẫn đầu tồn kho với hơn 146.000 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm 2024. Trong đó, phần lớn là tồn kho bất động sản để bán đang xây dựng hơn 138.000 tỷ đồng, còn bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành gần 8.500 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp khác có tồn kho lớn trên 10.000 tỷ đồng như Nhà Khang Điền hơn 22.000 tỷ đồng, tăng 18%; Nam Long tồn kho gần 18.000 tỷ đồng, tăng 4%; Tập đoàn Đất Xanh hơn 13.400 tỷ đồng…
Tới cuối năm 2024, Dự án The Infinity được xây xong hầm móng, nhưng sau đó dừng triển khai xây dựng. Đầu tháng 3/2025, Công ty Đất Xanh Service tham gia bán độc quyền các sản phẩm còn lại của dự án này.
Mới đây, Tập đoàn Đất Xanh Group cũng thông báo đổi tên dự án. Theo đó, Dự án Gem Riverside tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) được Đất Xanh Group công bố ra thị trường và bán cho hàng trăm khách hàng từ năm 2018, dù chưa đủ pháp lý cũng như chưa xây dựng. Dự án này được quảng cáo có quy mô 12 block cao 32 - 34 tầng với 3.175 căn hộ. Cuối năm 2024, khi dự án này được thông pháp lý, chủ đầu tư Đất Xanh Group đã thông báo hủy hợp đồng đặt cọc mua căn hộ tại đây với hơn 300 khách hàng.
Sau đó, Đất Xanh Group chính thức cập nhật tên mới của dự án này là Datxanhhome Riverside. Phía chủ đầu tư cho hay, dự án này sẽ được mở bán vào quý II/2025.
Một dự án nữa cũng mới được chủ đầu tư đổi tên với mong muốn đổi vận để bán được hàng tồn kho là Dự án Khu đô thị Alana City (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương). Dự án này được mở bán từ năm 2020, với diện tích hơn 41 ha, gồm hơn 2.700 nền đất. Khi mở bán lần đầu có tên Orianna, tuy nhiên, sau thời gian dài mở bán, lượng tiêu thụ thấp, chính vì vậy, cuối năm 2024, chủ đầu tư là Công ty Phương Trường An quyết định đổi tên dự án thành Alana và tiếp tục mở bán sản phẩm đất nền tại đây.
Tổ chức tiệc âm nhạc… để bán hàng tồn kho
Từ tháng 2/2025 tới nay, cứ cuối tuần, tại Dự án Sunrise Riverside (huyện Nhà Bè, TP.HCM) lại xuất hiện những buổi tiệc trà và âm nhạc với nhiều vị khách mời không phải là cư dân sinh sống tại đây tới dự.
Theo chủ đầu tư Novaland, những buổi tiệc trà và âm nhạc này được doanh nghiệp tổ chức để mời khách hàng tới tham quan và mua các sản phẩm nhà ở còn lại tại dự án này. Được biết, Dự án Sunrise Riverside với 8 block chung cư, gồm 2.200 căn, được bàn giao cho khách hàng từ năm 2018, song tới nay vẫn còn một lượng lớn sản phẩm chưa được bán.
Tại TP. Thủ Đức, cuối năm 2024, dự án chung cư mang tên Citi Grand do Kiến Á Group làm chủ đầu tư được bàn giao cho khách hàng. Dự án có quy mô 666 căn hộ chung cư, con số không phải là nhiều, nhưng đến nay vẫn còn hàng trăm căn hộ đang ế, chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục chương trình bán hàng để thanh khoản số sản phẩm còn lại của dự án.
Để bán được số hàng tồn này, chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách như mức giá chỉ hơn 2 tỷ đồng/căn, trả trước khoảng 30% giá trị căn hộ là có thể nhận nhà vào ở…
Ngoài ra, hàng loạt dự án tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An cũng đang được các chủ đầu tư mở bán lượng hàng tồn kho như Tập đoàn Năm Sao với Dự án Khu đô thị quốc tế Năm Sao tại Long An, Tập đoàn Trần Anh với Dự án Phúc An Citi 2…
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia bất động sản cho rằng, hiện nay lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp địa ốc là rất lớn, số sản phẩm này được đánh giá là “tiền lời” của chủ doanh nghiệp tại mỗi dự án. Để có thể thu được số lợi nhuận này, chủ đầu tư sẽ tìm mọi cách để bán hàng ra. Tuy nhiên, sẽ rất khó bởi các sản phẩm này hầu hết là hàng xấu, vị trí không thuận lợi nên khách hàng không mua. Chính vì vậy, để bán được sản phẩm, chủ đầu tư sẽ phải tìm mọi cách như giảm giá, chiết khấu…
“Dù vậy, đối với khách hàng, đây là cơ hội tốt để mua nhà, bởi giá thấp, dự án có thể ở ngay”, ông Hoàng nói.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Asian Holdings cho rằng, các dự án đổi tên sau thời gian dài mở bán thường là các dự án có “vết đen” nên chủ đầu tư mới quyết định đổi tên.
“Các dự án này thường gắn với nhiều tai tiếng liên quan đến chậm tiến độ, nợ tiền sử dụng đất, hoặc bị khách hàng khiếu kiện trong quá khứ, nên các doanh nghiệp sau khi thâu tóm dự án đều tiến hành đổi tên cho dự án để thuận lợi cho việc bán hàng sau này”, ông Hậu nói và đưa lời khuyên, khách hàng kiểm tra kỹ tính pháp lý của dự án, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu thấy mọi yếu tố đều ổn thì có thể xuống tiền, bởi những dự án này giá thường “mềm” hơn nơi khác.
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới