
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
Đóng cửa hàng loạt
Ở thời kỳ cao điểm (2016-2019), Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều công ty môi giới bất động sản nhất tại miền Trung, với những cái tên đình đám như Thiên Kim, Protech, Đất Xanh Miền Trung, Link House, Nhất Nam Land, Bright Land… Các doanh nghiệp này vừa tham gia môi giới, vừa hợp tác đầu tư phát triển dự án nên số nhân viên rất đông, có đơn vị tới cả ngàn người.
Cùng với các đơn vị lớn, còn hàng loạt doanh nghiệp môi giới có quy mô vừa và nhỏ. Chưa kể một số lượng đông đảo những người môi giới tự do.
Không chỉ hoạt động tại Đà Nẵng, các công ty môi giới liên tục mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh, thành phố khác, nơi có thị trường mới nổi như Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình… Tại các địa phương này, nhiều doanh nghiệp môi giới của dân bản địa cũng nở rộ để chiếm thị phần.
Nhưng sau 3 năm kể từ thời điểm thị trường bắt đầu “đóng băng”, số lượng doanh nghiệp môi giới bất động sản miền Trung từng bước rơi rụng dần, chỉ còn lác đác vài doanh nghiệp hoạt động.
Tại Đà Nẵng, các tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, 2/9… trước kia là nơi tập trung nhiều trụ sở, chi nhánh của các doanh nghiệp môi giới bất động sản, thì hiện nay đa phần đóng cửa, trả lại mặt bằng.
Ông Đinh Phan Tiến Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Thiên Thanh Long cho biết, cứ 10 doanh nghiệp môi giới thì có đến 7-8 đóng cửa. Số còn lại hoạt động cầm chừng. Đa phần phải kinh doanh thêm các lĩnh vực khác, chứ không tập trung vào duy nhất hoạt động môi giới.
Tại khu vực Dự án Golden Hills (quận Liên Chiểu), trước kia là một trong 3 khu vực “điểm nóng” của thị trường Đà Nẵng, hiện nay gần như các văn phòng môi giới bất động sản tại đây đã đóng cửa. Anh Nguyễn Công Anh, một người môi giới tự do cho biết: “Hầu như tất cả phải trả mặt bằng, bởi vì không có khách giao dịch. Giờ đa số anh em chuyển làm nghề khác, số ít như mình còn duy trì hoạt động môi giới đất lẻ”.
Việc hàng loạt doanh nghiệp môi giới tại Đà Nẵng dừng hoạt động đã kéo theo làn sóng đóng cửa nhiều chi nhánh văn phòng, nhiều công ty môi giới bất động sản ở các địa phương đã từng sốt đất như thị xã Hoài Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), TP. Tuy Hoà (Phú Yên), TP. Đồng Hới (Quảng Bình).
Chuyển đổi để duy trì hoạt động
Anh N.X.N, chủ một doanh nghiệp kinh doanh đồ nội thất có tiếng tại TP. Đồng Hới cho biết, doanh nghiệp anh trước đây là một trong 2 sàn môi giới bất động sản đầu tiên của Quảng Bình. Sau khi thị trường đi xuống, doanh nghiệp đã chuyển đổi sang lĩnh vực mới.
Tại Đà Nẵng, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc SCD Group hiện là một trong vài doanh nghiệp môi giới còn sót lại. Công ty có hơn 20 nhân viên vẫn đang làm việc, áp lực chi phí vận hành, trả lương hàng tháng là không hề nhỏ với lãnh đạo doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
“Khó khăn lắm, nhưng cố gắng thôi, chờ đợi thị trường ấm lên”, ông Nguyễn Công Như Nguyện, Tổng giám đốc SCD Group chia sẻ.
Mặc dù vẫn gắn với hoạt động môi giới, phân phối các dự án, song SCD Group “lấn sân” sang lĩnh vực khác là truyền thông, media. “Trong quá trình làm việc, gặp gỡ nhiều đối tác, tôi thấy nhu cầu truyền thông, xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp rất lớn. Sẵn có trong tay đội ngũ anh em có khả năng trong lĩnh vực này nên tôi mở rộng hoạt động”, ông Nguyện giải thích.
Tương tự, ông Võ Trọng Phụng, Giám đốc Công ty TNHH Bold Land cho hay, trong giai đoạn hiện nay, nếu không có sự thích ứng, không chuyển đổi mô hình hoạt động, mà vẫn duy trì cách thức quản lý, vận hành như đa phần công ty môi giới trước đây, thì chắc chắn không tồn tại được.
Lãnh đạo Công ty Bold Land cho biết thêm, hiện doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động thêm hai lĩnh vực mới là cho thuê căn hộ và chia sẻ “tài nguyên” làm việc cho các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản tham gia vào team (chia sẻ nơi làm việc, chia sẻ sản phẩm để bán hàng). “Việc tham gia thêm 2 lĩnh vực mới này giúp công ty duy trì được các chi phí hoạt động”, ông Phụng nói.
Cũng theo ông Phụng, trong thời gian tới, nếu thị trường tốt dần lên, Bold Land sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tham gia cổ phần vào công ty và tiếp tục mở rộng các văn phòng làm việc mới trên toàn TP. Đà Nẵng. Xa hơn nữa, đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.
Trong báo cáo chuyên đề “Thực trạng sức khỏe thị trường bất động sản Việt Nam”, phát hành hồi tháng 6/2023, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra dự báo, nếu tình hình thị trường vẫn khó khăn, có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý III/2023; 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023.
VARS cũng cho biết, một số ít doanh nghiệp chuyển mô hình kinh doanh sang mảng cho thuê mang lại mức doanh thu tốt so với năm 2022.
-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029
-
Thái Bình: Đề nghị công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
-
Sau khi thành lập, quận Gia Lâm (Hà Nội) sẽ có 16 phường, quy mô hơn 300.000 người
-
Cầu Xóm Bóng bắc qua sông Cái, Nha Trang sẽ đi vào khai thác từ ngày 20/9
-
Thừa Thiên Huế xây dựng khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư -
Kon Tum nói gì về tình trạng ngập nước ở đô thị “phố núi”? -
Số ít cử tri không tán thành Đề án thành lập thị trấn Cát Khánh vì lo thuế phí tăng -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Đà Nẵng tiếp tục bố trí vốn mở rộng tuyến đường nội thị nhỏ -
Hà Nội sẽ lấy ý kiến về diện tích thuê nhà để được đăng ký thường trú -
Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định tất cả chung cư cũ trước quý IV-2023
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới