-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Ngành xi măng đang trong giai đoạn buồn thảm nhất, số lượng doanh nghiệp báo lỗ không ngừng tăng. Ảnh: Đ.T |
Doanh thu sụt giảm mạnh
Thị trường chậm lại từ quý IV/2022 và thực sự “rơi xuống” từ đầu năm 2023 tới nay do các yếu tố không thuận (bất động sản giảm sâu, giải ngân đầu tư công chậm, kinh tế toàn cầu phục hồi không như kỳ vọng), nên doanh nghiệp xi măng, sắt thép, gốm sứ xây dựng, bê tông… đều trong cảnh sụt giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận lao dốc, báo lỗ.
Trong đó, do tiêu thụ nội địa chỉ quanh mức 62-63 triệu tấn/năm, kênh xuất khẩu giảm từ 2 năm nay, ngành xi măng đang trong giai đoạn buồn thảm nhất, số lượng doanh nghiệp báo lỗ không ngừng tăng. Số liệu thống kê cho thấy, 10 tháng đầu năm 2023, cả nước chỉ tiêu thụ khoảng 72,4 triệu tấn xi măng, giảm 4,35% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó xuất khẩu xi măng và clinker đạt 25,7 triệu tấn, giảm 2%.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) có 10 doanh nghiệp sản xuất, nhưng hết quý III/2023, xuất hiện nhiều tên tuổi báo lỗ. Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống Vicem báo lỗ vài chục tỷ đồng trong 9 tháng năm 2023, doanh thu đạt 5.265 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Do tiêu thụ chậm, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai phải dừng lò chủ động 29 ngày, giảm năng suất lò, giảm sản lượng clinker trong quý III/2023 để tránh tồn bãi. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9, Công ty bị thua lỗ gần 26 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 15 tỷ đồng...
Các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn), Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn… cũng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận âm lần lượt 112 tỷ đồng và 64 tỷ đồng. Đáng nói, năm 2022, các doanh nghiệp này đều “lỗi hẹn” với kế hoạch sản xuất - kinh doanh(Vicem Bỉm Sơn chỉ hoàn thành 86,7% kế hoạch doanh thu và 83% kế hoạch lợi nhuận).
Doanh nghiệp gốm sứ xây dựng cũng không kém phần bi đát. Tình trạng đóng băng cả sản xuất và lưu thông dẫn tới doanh thu của nhóm doanh nghiệp này giảm xuống 2 tỷ USD trong 2 năm gần đây (trước Covid-19 đạt khoảng 3 tỷ USD). Công suất gạch ốp lát các loại là 800 triệu m2 và 24 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. Tuy nhiên, báo cáo của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho hay, năm 2023, cả gạch ốp lát và sứ xây dựng chỉ khai thác được 50% công suất.
Với ngành kính xây dựng, sản lượng trong 10 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 174 triệu m2, bằng 50% tổng công suất thiết kế; lượng tiêu thụ khoảng 138,5 triệu m2, bằng 79,6% sản lượng. Doanh thu toàn ngành trong 9 tháng ước giảm 60-70% so với cùng kỳ.
Đối với ngành thép, 9 tháng năm 2023, sản xuất thép thô đạt hơn 14 triệu tấn, giảm 13%; tiêu thụ đạt 13,869 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022. Sản xuất thép thành phẩm đạt 20,1 triệu tấn, giảm 13,3%, tiêu thụ đạt gần 19 triệu tấn, giảm 10,8% so với cùng kỳ.
Không chỉ tiêu thụ chậm, giá bán các loại vật liệu cũng giảm đáng kể. Giá bán thép xây dựng nội địa điều chỉnh giảm 12-14 lần kể từ tháng 3/2023 đến trung tuần tháng 9. Nguyên nhân là việc tiêu thụ chậm, các dự án dân dụng khởi công quá ít, các dự án cao tốc tuy có khởi sắc nhưng chưa đủ sức giúp thị trường thép tốt hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Kiến nghị giải pháp gỡ khó
Trước tình trạng trên, 8 hiệp hội vật liệu xây dựng đã nhiều lần “kêu cứu”, mong Chính phủ, các bộ, ngành sớm có giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.
Theo ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam: “Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, dân thiếu việc làm, lãi suất ngân hàng cao, thuế cao so với điều kiện thực tế nên thị trường vật liệu xây dựng hầu như ngưng trệ. Nếu điều này không được tháo gỡ, dẫn tới nguy cơ phá sản của một lượng đáng kể doanh nghiệp gốm sứ”.
Các hiệp hội ngành hàng đề xuất giảm lãi suất vay tới 2% đến hết năm 2024; kéo dài và giữ nguyên các khoản nợ đến hết năm 2024 và không tính lãi quá hạn các khoản vay này, hoàn thuế xuất nhập khẩu kịp thời…
Qua tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các ngành vật liệu, Bộ Xây dựng vừa lấy ý kiến các bộ, ngành về một loạt giải pháp gỡ khó cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng trước khi chính thức báo cáo Thủ tướng quyết định. Bộ này cho biết, ngành sản xuất vật liệu xây dựng hằng năm đóng góp khoảng 6,5-7% GDP, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục kéo dài việc thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng, cho phép tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker, giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết năm 2025.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.
Gạch ốp lát Ấn Độ đang ồ ạt vào thị trường Việt Nam, năm 2022 đã tăng gấp 3 lần năm 2021, quý I/2023 tăng gấp 3 lần quý I/2022.
Giá bán các sản phẩm này rất thấp, mặc dù chất lượng chưa đảm bảo. Đề nghị Chính phủ cho phép áp thuế chống bán phá giá để góp phần bảo vệ ngành sản xuất gạch ốp lát trong nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nguồn: Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam
-
Lễ tri ân khách hàng lần 2 dự án The Emerald và mở bán dự án Iris Garden -
Nhà phố thương mại của Vingroup: Thành công do đâu? -
Chiêm ngưỡng biệt thự Đông Dương "chất lừ" giữa lòng Hà Nội -
The Monaco: "Phân khu đế vương" tại Vinhomes Imperia Hải Phòng -
Biệt thự Avenue Vân Trì có giá hơn 2,6 triệu USD/căn -
Khách hàng đầu tiên sở hữu gói dịch vụ nghỉ dưỡng Flamingo 100 triệu đồng -
Dự án 6th Element "chào sàn" với giá từ 34 triệu đồng/m2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025