-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQTVinaconex cho biết, nhà thầu “đau đầu” vì thiếu vật liệu. |
Các doanh nghiệp lớn như Vinaconex, Đèo Cả, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn...đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng để thực hiện các dự án giao thông, chặn tình trạng thao túng, tự nâng giá vật liệu tại Hội thảo: “Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông” do Bộ Xây dựng tổ chức, sáng 27/9.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch bao gồm 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã đưa vào sử dụng 08/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc của cả nước lên 1.822 km; khởi công 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; khởi công các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng...
Để thực hiện các dự án này, cần sử dụng khối lượng vật liệu đất (cát) rất lớn.
Đơn cử, khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2022-2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền.
Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…) không đáp ứng đủ yêu cầu, khó cho các đơn vị thi công.
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, doanh nghiệp được giao tham gia thi công 13 dự án, trong đó có 8 dự án nằm trên địa bàn các tỉnh miền Trung và 5 dự án nằm trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Giai đoạn 1, doanh nghiệp tham gia thi công 5 dự án, gồm: Đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; BOT Diễn Châu – Bãi Vọt; Cam Lộ - La Sơn và Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Từ thực tế thi công, doanh nghiệp này cho biết, không chỉ các tỉnh phía Nam không có vật liệu thi công, mà ngay cả các tỉnh miền Trung có những thời điểm cũng không có vật liệu thi công, mặc dù mỏ vật liệu ngay bên cạnh.
“Thủ tục cấp phát mỏ cơ bản vẫn phải qua các bước như cũ, chưa rút ngắn và giảm bớt thủ tục theo cơ chế đặc thù của Chính phủ đã ban hành (chỉ giảm được bước không phải đấu giá quyền khai thác mỏ); Tiến độ thi công dự án từ 2-3 năm, thủ tục cấp mỏ vật liệu mất hàng năm chưa xong, là bất cập trong tổ chức thực hiện về quy hoạch mỏ”, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn nhấn mạnh.
Nêu thực trạng công tác khai thác mỏ vật liệu xây dựng thi công cao tốc Bắc – Nam, lãnh đạo Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) cho biết: “Trong quá trình triển khai các gói thầu thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025, trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng do tư vấn thiết kế lập chỉ có một số ít mỏ vật liệu đắp có Giấy phép khai thác, còn lại chủ yếu là các mỏ mới chưa khai thác có trong Quy hoạch”.
Tại Gói thầu 11XL đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng có 2/9 mỏ đất có giấy phép khai thác, 4/5 mỏ cát có giấy phép khai thác. Chưa kể đối với những mỏ khoáng sản được cấp phép thì cũng có những hạn chế về mặt trữ lượng mỏ khai thác, trữ lượng được phép khai thác hàng năm.
Do các dự án cao tốc đều là các dự án có nguồn vốn ngân sách nên dự toán gói thầu phải tuân thủ theo hệ thống định mức, đơn giá nhà nước và phải được thẩm định, phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đây là trở ngại lớn cho các nhà thầu khi hệ thống đơn giá định mức đang áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa phù hợp thực tế thị trường.
Chưa kể, các cơ quan quản lý nhà nước hiện vẫn chưa có cơ chế để quản lý hiệu quả đơn giá vật liệu trên thị trường cũng như những biến động, trượt giá vật tư vật liệu trong quá trình thi công.
Khi Nhà thầu đồng loạt triển khai thi công, các Chủ mỏ vật liệu đắp bắt tay nâng giá vật liệu rất cao so với đơn giá trong Công bố giá địa phương (Gói 11XL đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi, thời điểm tháng 3,4/2023 giá đất tại các mỏ khoảng 65.000 đ/m3, trong khi Công bố giá của Tỉnh chỉ từ 45.000 – 49.000 đ/m3).
Theo ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Vinaconex, đối với các dự án xây dựng đường cao tốc có khối lượng vật liệu đắp (đất, cát) rất lớn đến vài triệu m3, trong khi thời gian thi công được tính từ ngày khởi công xây dựng công trình khi đáp ứng các điều kiện tại điều 107 Luật xây dựng năm 2014 chưa tính đến thời gian Nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xin cấp phép khai thác mỏ.
"Nhà thầu xin đề xuất bổ sung thời gian thi công các Gói thầu cao tốc phải tính thêm thời gian xin cấp phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường", ông Thanh nhấn mạnh.
Đối với các khu vực khan hiếm vật liệu đắp thông thường (khu vực Miền Tây Nam Bộ, đồng bằng Sông cửu Long), việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp cần được tiến hành và thử nghiệm kỹ lưỡng, tránh đưa ra những kết luận vội vàng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình
Để giải quyết các vướng mắt về nguồn cung cấp vật tư, vật liệu, đại diện Vinaconex kiến nghị các Chủ đầu tư nghiên cứu giải pháp thiết kế cầu cạn đảm bảo tính khả thi, ổn định, bền vững lâu dài.
"Tuy chi phí đầu tư xây dựng đối với giải pháp thiết kế cầu cạn sẽ là tương đối cao so với giải pháp thiết kế đường trên nền đất thông thường nhưng nhà thầu sẽ giải quyết được các vấn đề, khó khăn về nguồn cung vật liệu", đại diện Vinaconex lý giải.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đề nghị, các Bộ ngành cần thúc đẩy việc nghiên cứu, đánh giá các tác động, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật để sớm đưa vào ứng dụng thực tiễn về việc sử dụng các vật liệu mới như cát biển, tro xỉ nhiệt điện,… cho các dự án hạ tầng giao thông. Điển hình các dự án tại khu vực miền Tây rất nan giải về vật liệu.
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn kiến nghị có cơ chế đặc thù, rút ngắn các thủ tục cấp phép, khai thác mỏ, đẩy nhanh cấp phép khai thác mỏ vật liệu cát, đất đắp và đá cho các nhà thầu tham gia xây dựng đường bộ cao tốc, kịp thời có đủ vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các tỉnh kiểm soát chặt chẽ về giá các loại vật liệu chính như cát, đất đắp và đá, tránh tình trạng các chủ mỏ thao túng, liên kết tự ý nâng giá vật liệu, có chế tài xử lý nghiêm các tỉnh để giá vật liệu leo thang vượt với giá thông báo của tỉnh trong tháng.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025