-
TP.Móng Cái (Việt Nam) và TP.Đông Hưng (Trung Quốc) bàn giao lồng nuôi thủy sản bị trôi dạt sau bão Yagi -
Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam -
Thái Bình: Xây dựng huyện Vũ Thư là trung tâm dịch vụ trung chuyển -
Quảng Ninh xin ý kiến nuôi trồng 260 ha thủy sản trên vùng đệm vịnh Hạ Long -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Lào có nhiều tiềm năng thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư bất động sản công nghiệp
Thi công cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hậu Giang - Cà Mau. |
Đây là một trong những chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong Thông báo số 378/TB – VPCP tại cuộc làm việc về bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm ngành GTVT khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo kết quả việc sử dụng cát biển trong tháng 9/2023
Phó Thủ tướng cho rằng, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT làm việc với các địa phương và có các văn bản hướng dẫn, nhưng các địa phương còn chậm triển khai các thủ tục nâng công suất mỏ đang khai thác, giao mỏ mới cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù theo quy định của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên việc cung cấp cát của các chủ mỏ còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu; các tỉnh chưa xác định được đủ nguồn cung cấp…, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, nhất là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau đang phải thi công rất chậm do thiếu nguồn cát san lấp.
Để bảo đảm đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu rà soát lại tiến độ các dự án cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các địa phương điều phối hiệu quả hoạt động cung cấp vật liệu cát san lấp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Bộ GTVT làm Tổ trưởng, có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học… để tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật, pháp lý; hướng dẫn khảo sát mỏ mới, khu vực có tiềm năng để hoàn thiện các thủ tục có liên quan.
Bộ GTVT cũng được yêu cầu khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng đánh giá toàn diện về việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp; lưu ý đánh giá kỹ yêu cầu về cơ lý, môi trường, hiệu quả kinh tế, hoàn thành trong quý IV/2023.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao hướng dẫn UBND các địa phương xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá tác động môi trường tổng thể, làm cơ sở cấp phép khai thác mỏ trực tiếp cho nhà thầu thi công các dự án theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà thầu không đủ năng lực khai thác mỏ thì có thể hợp tác với doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm khai thác theo quy định của pháp luật dân sự; nhà thầu thi công (được cấp có thẩm quyền giao mỏ vật liệu) phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc sử dụng nguồn vật liệu đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng giao các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương báo cáo về thực tế triển khai, nhất là các vướng mắc làm chậm trễ trong cấp phép nâng công suất mỏ đang khai thác; gia hạn mỏ đã hết thời hạn khai thác; không giao được các mỏ mới (dù đã cắt giảm, đơn giản hoá trình tự, thủ tục); việc quản lý khai thác, sử dụng, điều phối nguồn vật liệu san lấp theo hướng ưu tiên tiến độ các dự án…
Các địa phương phải chủ động phối hợp với Bộ Công an trong điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp khai thác có sai phạm; đồng thời phải có giải pháp tháo gỡ để các mỏ tiếp tục hoạt động, không làm ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cho các dự án; lưu ý thực hiện tốt công tác giám sát để bảo vệ môi trường, chống sạt lở.
Đồng thời, xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
“Trong tháng 9/2023 phải hoàn thành thủ tục đưa những mỏ mới vào hoạt động, thực hiện gia hạn, nâng công suất các mỏ hiện có hoặc đã hết hạn nhưng vẫn còn trữ lượng (nhất là các mỏ trên địa bàn tỉnh An Giang); trong năm 2023 phải hoàn thiện thủ tục cấp phép, khai thác theo cơ chế đặc thù đối với tất cả mỏ vật liệu phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia theo đúng Nghị quyết của Quốc hội”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Giám sát chặt việc khai thác cát
Hiện tỉnh An Giang đã thống nhất bố trí cho dự án 3,3 triệu m3, trong đó đã có quyết định giao 1,1 triệu m3 từ 4 mỏ đang khai thác (hiện nhà thầu đã ký hợp đồng 2 mỏ, việc cung cấp cát còn hạn chế, mới lấy cho dự án được 0,11 triệu m3), tuy nhiên từ cuối tháng 7/2023 đến nay đã tạm dừng do 1 mỏ tỉnh thu hồi giấy phép, 1 mỏ doanh nghiệp bị khởi tố, điều tra; với 2,2 triệu m3 còn lại dự kiến bố trí từ 5 mỏ đang khai thác nhưng chưa có quyết định. Đối với 3,7 triệu m3 cho nhu cầu năm 2024, hiện UBND tỉnh An Giang chưa có phương án cung cấp.
Tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất bố trí đủ cho dự án 7 triệu m3.
Tỉnh Vĩnh Long đã hướng dẫn các nhà thầu thực hiện các bước lập thủ tục khai thác tại 2 vị trí mỏ với tổng trữ lượng khoảng 1,38 triệu m3; các nhà thầu đã hoàn thành công tác khảo sát, tuy nhiên UBND tỉnh mới có văn bản giao cho nhà thầu 1 mỏ (mỏ Vàm Trà Ôn 3, với trữ lượng khoảng 0,75 triệu m3) để thực hiện các thủ tục tiếp theo, dự kiến có thể khai thác vào tháng 12/2023.
Đối với các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, Phó Thủ tướng yêu cầu phải xác định rõ trách nhiệm của mình, chủ động đề ra hướng giải quyết đối với việc chậm tiến độ, thiếu nguyên vật liệu san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ, an toàn, chất lượng công trình…; xác định rõ nguyên nhân (do khâu khảo sát thiết kế, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, thời tiết, thiên tai…) để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với các dự án sắp triển khai, rà soát thiết kế kỹ thuật, nhất là thiết kế cao độ nền đường, phương án thi công để bảo đảm phòng ngừa nguy cơ sạt lở, sụt lún, ngập úng, tác động xấu đến môi trường tại các khu vực chưa có đánh giá đầy đủ về địa chất, thủy văn…, nhất là đối với đặc thù ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mùa nước nổi, nên việc thiết kế cao độ nền đường, hệ thống cống thoát nước phải vừa bảo đảm không bị ngập khi lũ về, vừa duy trì khả năng thoát lũ hiệu quả cho cả vùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh An Giang báo cáo ngay về hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh An Giang; trong đó xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhưng không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đường cao tốc.
UBND tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác mỏ cho nhà thầu để bảo đảm đủ nguồn cát san lấp cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành trước ngày 25/9/2023; đồng thời có trách nhiệm điều phối đủ nguồn cát san lấp cho các dự án cao tốc đi qua địa bàn.
Các địa phương cũng sẽ phải lập tổ công tác liên ngành của địa phương để giám sát hoạt động khai thác mỏ vật liệu để cung ứng cho các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia, không để xảy ra việc sử dụng tài nguyên không đúng mục đích.
“Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu phải thẳng thắn, phản ánh chính xác tình hình, chỉ ra đúng nguyên nhân của tình trạng không bảo đảm vật liệu san lấp theo đúng tiến độ các dự án cao tốc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; phải xác định rõ trữ lượng, số lượng mỏ vật liệu san lấp (mỏ cát) có khả năng khai thác; cùng chung tay, tìm ra giải pháp, triển khai ngay việc cung cấp vật liệu san lấp đắp nền đường cho các dự án (đặc biệt là tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau), báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tại Phiên họp lần thứ 8 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT”, Thông báo số 378 nêu rõ.
Được biết, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau; Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu; Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh với tổng chiều dài là 355km
Để hoàn thành 4 dự án nói trên, tổng nhu cầu đá các loại khoảng 6,6 triệu m3, đất đắp khoảng 4,7 triệu m3, cát đắp nền khoảng 53,68 triệu m3.
Đối với vật liệu đá, đất tại các mỏ đang khai thác trong khu vực đã cơ bản đảm bảo đủ trữ lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu theo tiến độ các dự án. Đối với vật liệu cát, tập trung chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; Vĩnh Long, Sóc Trăng là các tỉnh có nguồn cát đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các dự án.
Trong thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có nhiều văn bản chỉ đạo giao chỉ tiêu cho các tỉnh An Giang (7 triệu m3, năm 2023 là 3,3 triệu m3), Đồng Tháp (7 triệu m3, năm 2023 là 3,3 triệu m3), Vĩnh Long (5 triệu m3, năm 2023 là 3,3 triệu m3) và ưu tiên bố trí ngay cho Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường -
TP.Móng Cái (Việt Nam) và TP.Đông Hưng (Trung Quốc) bàn giao lồng nuôi thủy sản bị trôi dạt sau bão Yagi -
Hành trình vươn tới thành công của doanh nhân chính là hành trình đi lên của đất nước -
Thư chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
-
Trung Quốc sẽ tăng cường mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam -
Thái Bình: Xây dựng huyện Vũ Thư là trung tâm dịch vụ trung chuyển -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường -
Đà Nẵng tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững -
Hơn 1.000 hộ dân cần được hỗ trợ khẩn cấp bố trí tái định cư sau bão Yagi -
Dư nợ nước ngoài giảm dần, tổng nhu cầu vay năm 2025 dự kiến 815.238 tỷ đồng -
Quảng Ninh xin ý kiến nuôi trồng 260 ha thủy sản trên vùng đệm vịnh Hạ Long
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024