
-
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư -
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát
![]() |
Gần 1 năm kể từ thời điểm Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, dòng vốn FDI vào bất động sản vẫn khá trầm lắng. |
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo CBRE Việt Nam, các dự án FDI vào lĩnh vực bất động sản những tháng đầu năm 2016 có thể kể đến như: Samsung đầu tư 300 triệu USD vào 1 tòa nhà 21 tầng tại Hà Nội, một đối tác từ Liên bang Nga thông qua TNR Holdings đầu tư một dự án 300 triệu USD khác cũng tại Hà Nội và SynGience (Singapore) đầu tư 18 triệu USD vào 1 dự án tại TP. Hồ Chí Minh.
Ở chiều ngược lại, những tháng đầu năm 2016, giới đầu tư cũng chứng kiến nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản mà bên chuyển nhượng là các chủ đầu tư nước ngoài, bên nhận chuyển nhượng là các công ty trong nước.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn về những diễn biến của dòng vốn FDI trên thị trường bất động sản Việt Nam những tháng đầu năm 2016, ông Marc Towsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng ít hơn (khoảng 5% tổng vốn đầu tư) so với giai đoạn 2007 – 2009 cho thấy, nhà đầu tư quốc tế ngày càng cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn dự án đầu tư. Hiện nay, luồng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản chủ yếu là các dự án hướng đến nhu cầu thật của thị trường như dự án nhà ở, căn hộ. Còn việc nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng lại tài sản của mình ở Việt Nam vì thị trường ấm lên là thời điểm thích hợp để các quỹ cơ cấu lại dòng vốn và bên nhận chuyển nhượng là các nhà đầu tư trong nước nhằm tránh đi những thủ tục gia hạn đầu tư khi thời hạn của giấy phép đầu tư đã đến gần hơn chứ không phải do bất động sản Việt Nam kém hấp dẫn hơn.
Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Marc Towsend dẫn chứng hàng loạt thương vụ của các nhà đầu tư nước ngoài như Gamuda Land, Keppel Land hay TCC (Thái Lan) mua lại các dự án bất động sản trong nước nửa đầu 2016.
“Trong nhiều trường hợp, bên bán ở thương vụ này đồng thời là bên mua ở một thương vụ ngay sau đó. Đây là các thương vụ mua bán tài sản chứ không phải là hoạt động thoái vốn”, ông Marc Towsend nói.
-
Cả trăm môi giới bất động sản xuống đường “săn khách” tại huyện Đan Phượng -
Người trẻ có thể vỡ nợ vì mua nhà nếu thu nhập dưới 25 triệu đồng/tháng -
Nhà ở xã hội là lối thoát cho doanh nghiệp địa ốc; Thị trường bất động sản “nóng” lên từng ngày -
Gỡ nút thắt thủ tục để khách hàng dễ tiếp cận nhà ở xã hội -
Đô thị đóng góp 70% GDP, nhưng các quy định liên quan còn rời rạc -
Bơm vốn vào bất động sản khu công nghiệp -
Người mua nhà cẩn trọng, chủ đầu tư đổi chiều chiến lược hút khách hàng
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược
-
Trinasolar và Lodestone đưa vào hoạt động dự án điện mặt trời tại New Zealand
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW