Gói 50.000 tỷ: Chưa bung vốn ra đã "thổi" giá nhà
- 01/04/2014 11:16
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Gói 50.000 tỷ đồng ‘mua’ niềm tin thị trường
Hà Nội loay hoay xử dự án sai phạm
Gói 50.000 tỷ: "Trong nhà chưa tỏ"
Bất động sản Hà Nội quý I/2014: Cầu thực đẩy thị trường
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng: Càng thông báo, càng mơ hồ
Ông Nguyễn Trần Nam: Giá nhà ở xã hội cao thì đừng mua
Doanh nghiệp bất động sản đã dễ thở hơn
  Mặc dù vốn chưa ra, nhưng ngay lập tức sau thông tin này, các Sàn giao dịch BĐS, các nhà môi giới, các nhà đầu tư đã nhanh tay  
  Mặc dù vốn chưa ra, nhưng ngay lập tức sau thông tin này, các Sàn giao dịch BĐS, các nhà môi giới, các nhà đầu tư đã nhanh tay "kích" giá bán căn hộ chung cư  

Và câu chuyện triển khai gói vốn 50.000 tỷ đồng như thế nào để thị trường BĐS phát triển bền vững, không tạo thành "bong bóng" như những năm trước vẫn là một câu hỏi.

“Mua” niềm tin thị trường

Đầu tuần trước, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNBC) và Tập đoàn Thiên Thanh đã công bố gói 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực BĐS và chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà gồm ngân hàng với chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung ứng, sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo thông tin chính thức từ VNBC, các ngân hàng tham gia chuỗi liên kết này bao gồm BIDV, Vietcombank, Agribank và Vietinbank đăng ký trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước. Cũng trong danh sách này có thêm VNBC và SHB. Bên cạnh đó, VNBC cũng đang thống nhất với các ngân hàng gồm ACB, Sacombank, Lienvietpostbank, MB, Oceanbank... để ký kết các hợp tác tham gia chuỗi liên kết.

Cụ thể, các ngân hàng sẽ chi trả trực tiếp cho các khoản đầu tư mua sắm vật liệu, nhân công của dự án, thay cho việc ngân hàng chuyển tiền cho chủ đầu tư, rồi chủ đầu tư tự trả tiền cho nhà thầu như trước đây. Nhà thầu cũng sẽ được bảo đảm khả năng thanh toán đúng tiến độ. Đối với nhà sản xuất có thể giải phóng được hàng tồn kho với số lượng lớn, được thanh toán đúng tiến độ.

Như vậy, gói tín dụng 50.000 tỷ đồng này thực chất đang dừng ở khâu đề xuất chứ không phải là một gói vốn đã được thống nhất đưa ra thị trường. Và có vẻ như VNBC đang mập mờ đánh đồng giữa việc họ là đầu mối trong chuỗi liên kết các ngân hàng rót vốn hay chỉ là một ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết này.

Mặc dù vốn chưa ra, nhưng ngay lập tức sau thông tin này, các Sàn giao dịch BĐS, các nhà môi giới, các nhà đầu tư đã nhanh tay "kích" giá bán căn hộ chung cư. Thị trường BĐS "nóng" lên bởi tâm lý khách hàng. Hàng loạt căn hộ diện tích nhỏ, sắp hoàn thiện hoặc có thể ở ngay như Golden Silk, Time City, Mandarin Garden, 102 Trường Chinh… được nhà đầu tư thứ cấp chào bán chênh lệch cả trăm triệu đồng. Một số chủ đầu tư dự án lớn, như Thang Long Number One cho biết sẽ tính toán điều chỉnh giá 100 căn hộ còn lại lên ít nhất khoảng 3 - 5%.

Triển khai thế nào?

Tiền trượt giá, phá sản tiết kiệm mua nhà Tiền trượt giá, phá sản tiết kiệm mua nhà
Bất động sản hết thời Bất động sản hết thời "sốt nóng, nguội lạnh"
Tiết kiệm 100 triệu đồng là mua được nhà Tiết kiệm 100 triệu đồng là mua được nhà

Trong bối cảnh thị trường đang thiếu niềm tin hiện nay thì việc hình thành chuỗi liên kết bốn nhà là tín hiệu tốt với thị trường BĐS. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, thực hiện gói vốn này như thế nào lại không phải là chuyện dễ dàng.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc đầu tiên cần lưu tâm là ngân hàng nào sẽ đứng ra làm đầu mối trong chuỗi liên kết các ngân hàng rót vốn. Theo ông Hiếu, đó phải là một ngân hàng có thực lực tài chính để có thể đứng ra kêu gọi các ngân hàng góp vốn. Ngân hàng đầu mối cũng cần có năng lực đầu tư, thẩm định để đưa ra những quyết định rót vốn hiệu quả.

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa đang được dư luận đặt câu hỏi là tại sao lại có tên VNBC và Tập đoàn Thiên Thanh trong thông tin này? Đại diện VNBC cho biết, ngân hàng này hướng đến là đơn vị tổ chức người bán, cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - BĐS. Tập đoàn Thiên Thanh hướng tới là nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, kết nối các nhà thầu. Những doanh nghiệp có dự án dở dang sẽ được ngân hàng thương mại khoanh nợ cũ và cấp thêm tín dụng để hoàn thành, bán ra thị trường, giảm tồn kho. Tập đoàn Thiên Thanh hiện đang là một trong những cổ đông lớn của VNBC. Nếu VNBC - Thiên Thanh là 2 trong 4 "nhà" nằm trong chuỗi liên kết, dư luận có quyền đặt câu hỏi, liệu có trường hợp "vốn vào cửa trước, ra cửa sau" hay không?

Bởi vậy, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, một cam kết chặt chẽ giữa các ngân hàng cũng cần được xem xét nếu gói vốn liên kết giữa các ngân hàng được triển khai…  Giữa họ cũng cần thống nhất với nhau các chỉ tiêu cho vay như đối tượng, lãi suất, tỷ lệ đặt cọc là bao nhiêu, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi các bên như thế nào... Và quan trọng, quy chế giám sát cũng như sự công tâm của các bên để làm sao vốn chảy đúng chỗ cũng rất cần trong bối cảnh thị trường BĐS hiện nay.

Sếp SHB Sếp SHB "ngơ ngác" với gói 50.000 tỷ

Lãnh đạo của một số ngân hàng được giới thiệu tham gia gói tín dụng 50.000 tỷ cho hay chưa ký kết gói này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản