-
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần
Một sự thay đổi ngoạn mục
Cách đây khoảng 20 năm, chị Thu Hòa (55 tuổi, Hà Nội) thường xuyên đi làm qua thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm). Khi ấy, khung cảnh nơi đây còn đơn sơ với những con đường đất bao quanh cánh đồng lúa chín. Dân cư lúc đó vẫn thưa thớt, đa số đều là những căn nhà cấp 4, khó khăn lắm mới tìm thấy một ngôi nhà cao tầng.
Mảnh đất trên hình có diện tích 86 m2 và được báo giá 6,4 tỷ đồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
“Lúc đó, giá đất tại đây chỉ khoảng 3 - 4 triệu đồng/m2. Không ai nghĩ một nơi xa xôi như Gia Lâm lại có thể ‘lột xác’ như hiện tại và khiến giá đất tăng gấp hàng chục lần”, chị Hòa chia sẻ trong sự tiếc nuối.
Hiện giá đất tại thị trấn Trâu Quỳ dao động khoảng 73 - 138 triệu đồng/m2, tùy theo vị trí. Theo chia sẻ của môi giới viên, người dân có trong tay 2 tỷ đồng vẫn khó tìm mua được đất tại khu vực này. Nguyên nhân là vì nguồn cung đã không còn dồi dào, những lô đất đẹp, diện tích vừa phải đã được “săn” hết.
Thị trấn Trâu Quỳ cũng là một trong những nơi có giá đất cao nhất tại huyện Gia Lâm. Bên cạnh đó, các khu vực khác như Kiêu Kỵ, Dương Xá và Đa Tốn cũng đang “nóng” không kém. Theo đó, giá đất tại Kiêu Kỵ nằm trong khoảng 42 - 50 triệu đồng/m2. Còn tại xã Dương Xá, giá đất có thể lên tới 40 - 55 triệu đồng/m2. Ở xã Đa Tốn, giá đất nằm quanh mốc 50 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, trước những thông tin về việc huyện Gia Lâm sắp lên quận, giá đất tại khu vực này lại không có nhiều biến động lớn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo chia sẻ của anh Mạnh Tùng, một nhà đầu tư, “cơn sốt” đất tại đây đã bắt đầu từ năm 2020, thời điểm mà chủ trương “nâng cấp” thành quận bắt đầu đến tai công chúng.
“Trong nửa đầu năm nay, thị trường đất nền tại Gia Lâm không có đột biến về giao dịch. Giá gần như đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ đối với những khu đất đẹp. Tuy nhiên, người bán cũng không quá lo lắng về tình hình thanh khoản vì họ rất tin tưởng về tiềm năng của khu vực này”, anh Tùng cho biết.
Không chỉ đơn giản là lên quận
Có thể thấy, những khu vực được quan tâm nhiều nhất trên thị trường bất động sản Gia Lâm đều đang nằm cạnh ở các dự án lớn. Chẳng hạn như Trâu Quỳ, thị trấn này được hưởng lợi nhờ sự có mặt của hai dự án lớn là Eurowindow Twin Parks và Vinpearl Land.
Ngoài ra, không thể không kể đến Vinhomes Ocean Park. Dự án này tọa lạc tại địa phận của ba xã, gồm Kiêu Kỵ, Dương Xá và Đa Tốn. Sự hiện diện của chủ đầu tư Vinhomes đã thổi một luồng sinh khí mới cho khu vực và cũng góp phần khiến giá đất tại đây tăng vọt. Hầu hết trong mọi lời câu dẫn của môi giới viên, họ đều điểm tên của các dự án lớn như một cơ sở cho đà tăng giá đất của khu vực này.
Huyện Gia Lâm được hưởng lợi từ nhu cầu nhà ở tại ba khu vực, bao gồm nội thành Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Ảnh: Google Maps |
Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm còn nằm cạnh tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, nơi hội tụ của nhiều khu công nghiệp lớn tại miền Bắc. Ngoài ra, đây cũng là cửa ngõ nối Hà Nội với tam giác kinh tế Đông Bắc (Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Với yếu tố thuận lợi về mặt địa lý, huyện Gia Lâm sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế cũng như khai thác nhu cầu nhà ở của cư dân sống tại những khu vực xung quanh.
Trong tương lai, hạ tầng giao thông của huyện Gia Lâm còn được nâng lên một tầm mới nhờ 8 tuyến đường sắt metro ở khu vực phía đông Hà Nội. Nổi bật là tuyến metro 1 (đoạn Gia Lâm - Dương Xá) sẽ trực tiếp đi qua huyện Gia Lâm.
Theo ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng, One Mount Real Estate, căn cứ trên định hướng phát triển của Hà Nội, khu vực phía Đông Thủ đô, trong đó có Gia Lâm, sẽ là một nơi đón làn sóng dịch chuyển cư dân từ khu vực “nội đô lịch sử" - vốn đã quá tải về hạ tầng nhà ở và dân số.
Tương tự, phía Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cũng cho rằng quỹ đất ở các quận trung tâm Hà Nội đã dần cạn kiệt trong khi lượng dân cư dịch chuyển đến ngày càng tăng. Việc chuyển hướng dân sinh đến các khu vực ngoại thành như quận Long Biên và huyện Gia Lâm, cũng như các thành phố vệ tinh là giải pháp tất yếu.
Trước đó, tại kỳ họp chuyên đề sáng 22/9, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận.
Sau khi thành lập, quận Gia Lâm sẽ có diện tích tự nhiên là 116,64 km2 và quy mô dân số hơn 300.000 người. Nơi đây sẽ có 16 phường trực thuộc, bao gồm Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.
-
Bất động sản giá trị thực - Lựa chọn tất yếu của nhà đầu tư -
Ninh Thuận tìm được chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng -
Quý I/2025, Đồng Nai đấu giá 2 khu đất diện tích 113 ha tại Long Thành -
Ra mắt đúng thời điểm vàng, The Opus One hưởng lợi từ loạt đòn bẩy tăng giá -
Du lịch Móng Cái “trỗi dậy” với sự trở lại của dòng khách khổng lồ -
Aqua City được Ngân hàng MB "rót" 1.100 tỷ đồng để thi công hoàn thiện -
Quảng Nam: Khu đô thị Smart City được điều chỉnh tiến độ đến năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam